Các mẹ có bé dưới 1 tuổi đừng cho muối, đường, mật ong vào thức ăn dặm, trẻ con không cần ăn như người lớn, đậm đà thơm ngon chưa chắc đã tốt.
Nhiều mẹ thích thêm gia vị vào thức ăn dặm vì nghĩ rằng con sẽ ngon miệng hơn nhưng quên mất vị giác con rất nhạy cảm. Bên cạnh đó các chức năng cơ quan của trẻ dưới 1 tuổi chưa hoàn thiện, việc thêm gia vị không phù hợp vào thức ăn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Vì vậy, để đảm bảo con lớn lên phát triển toàn diện, khỏe mạnh, mẹ nên hạn chế thêm gia vị, đặc biệt tránh thêm muối, đường, mật ong vào món ăn dặm của con.
Thực phẩm nên và không nên cho bé từ 1 tuổi, giúp bé phát triển nhanh về trí tuệ và thể chất
Đường
Đường không mang nhiều giá trị dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất và chất xơ, chúng chỉ góp phần cung cấp năng lượng, vì thế không cần nêm thêm đường vào thức ăn cho trẻ. Trẻ ăn đồ ngọt còn giảm cảm giác thèm ăn, chán ăn, khiến trẻ dễ bỏ bữa.
Bên cạnh đó, đường được khuyến cáo có thể gây hư răng đối với trẻ đang nhú răng sữa. Ngoài việc tránh thêm đường vào thức ăn trẻ dưới 1 tuổi thì mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ ăn bánh quy, kẹo, kem… có chứa lượng đường cao.
Trẻ ăn đồ ngọt nhiều còn khiến giảm cảm giác thèm ăn, chán ăn, khiến trẻ dễ bỏ bữa
Mật ong
Clostridium botulinum có trong mật ong có thể khiến trẻ dưới 1 tuổi bị ngộ độc. Nhẹ thì trẻ bị táo bón, chán ăn, mệt mỏi, nặng thì khó thở, ảnh hưởng tới thần kinh, gây tê liệt, thậm chí là hôn mê. Đặc biệt trẻ dưới 6 tháng càng có nguy cơ cao ngộ độc khi dùng mật ong.
Nguyên nhân gây ngộ độc là do hệ tiêu hóa trẻ còn non nớt, chưa đủ lợi khuẩn để kháng lại độc tố. Lượng đường trong mật ong cũng rất cao, vì thế giống như đường, mật ong cũng là thứ mẹ không nên cho vào thức ăn của con khi trẻ dưới 1 tuổi.
Muối
Trẻ từ lúc bắt đầu ăn dặm đến dưới 1 tuổi chỉ cần một lượng muối rất nhỏ là 1gam/ngày. Ngay trong thức ăn dặm của trẻ như hạt ngũ cốc, bột ăn dặm, cháo, thịt, cá, rau, quả đã có sẵn lượng muối cần thiết.
Nguồn ảnh: Verywell Family
Nếu để vượt quá lượng muối này, một khi cơ thể trẻ hấp thu sẽ dẫn đến việc quả thận non nớt của bé gặp áp lực, nếu kéo dài tình trạng này thận rất dễ bị quá tải. Trẻ ăn mặn lâu dần còn có thể dẫn đến tăng huyết áp, tim mạch, chưa kể hình thành thói quen ăn quá mặn khi lớn.
Giai đoạn ăn dặm đầu đời của con rất quan trọng với sự phát triển của con sau này nên mẹ phải thật kỹ khi nấu ăn cho con. Mẹ phải nhớ thức ăn dặm không cần muối, đường, mật ong, chỉ cần tươi ngon, bổ dưỡng để con lớn lên từng ngày được khỏe mạnh mẹ nhé!