Bé trai 2 tuổi ở huyện Nghĩa Đàn trong lúc chơi đùa đã cầm nhiều chiếc đinh ghim bỏ vào miệng nuốt, phải nhập viện cấp cứu.

Khám phá mọi thứ xung quanh là thiên tính của trẻ nhỏ, tuy nhiên đối với trẻ mới chập chững tập đi và trẻ mẫu giáo thì người lớn phải luôn để mắt đến chúng. Trong giai đoạn này, cách thường thấy nhất là cái gì trẻ cũng bỏ vào miệng để “thử” vị. Nếu là đồ ăn thì cũng nguy hiểm (chẳng hạn như thức ăn dễ gây hóc nghẹn), nếu không phải đồ ăn thì càng nguy hiểm hơn, chẳng hạn như vụ việc bé trai 2 tuổi nuốt 23 chiếc đinh ghim gần đây ở Nghệ An.

Em đọc trên VNE thì tối 5/2, một bé trai 2 tuổi được đưa vào Bệnh viện Sản nhi Nghệ An trong tình trạng đau vùng bụng. Người thân cho biết chiều cùng ngày, người bố mua một túi đựng đinh ghim sắt về đặt giữa nền để gia cố trần nhà. Lúc này bé trai chơi đùa gần đó, đã dùng tay lấy nhiều chiếc đinh bỏ vào miệng nuốt. Khi nghe tiếng bé khóc lớn, gia đình mới phát hiện ra sự việc.

hình ảnh

Ảnh VNE

Kết quả chụp X-Quang cho thấy có nhiều dị vật nhọn bằng kim loại nằm trong dạ dày. Kíp trực sau đó thực hiện nội soi dạ dày thực quản trong hơn một tiếng, dùng kìm y tế gắp 23 đinh ghim, mỗi chiếc dài 2 cm ra ngoài.

Thật khó tưởng tượng làm sao mà một em bé gần 2 tuổi có thể bỏ vào miệng, nuốt chừng ấy đinh ghim. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của việc chú ý, chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình. May mắn là sức khỏe của bé trai đã ổn định, không là mất cả cái Tết, các mẹ nhỉ?

Tết đến xuân về, bác sĩ cũng khuyến cáo cha mẹ cần chú tâm trong việc trông giữ trẻ hằng ngày vì tai nạn do hóc dị vật có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thời gian vàng để cứu trẻ hóc nghẹn chỉ có 4 phút. Cha mẹ nên đặc biệt chú ý đến trẻ mới biết đi, dạy các bé thứ gì không được chạm vào, không được bỏ vào miệng.

Cắn, gặm và ngậm vào miệng là những hành vi khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Trẻ sơ sinh khám phá môi trường xung quanh bằng miệng một cách tự nhiên (trong khi thực hiện phối hợp cắn ) và trẻ mới biết đi phải vật lộn để thoát khỏi thói quen này. Nhưng khi trẻ bước vào trường mầm non, những trẻ vẫn sử dụng miệng cho các hoạt động ngoài việc nói chuyện và ăn uống bắt đầu gặp rắc rối. Nhiều em bé đến 3,4 tuồi  vẫn coi thế giới như một bữa tiệc buffet riêng tư. Cha mẹ có thể làm gì để ngăn chặn hành vi này?

hình ảnh

Ảnh PNTĐ

Để bắt đầu, cha mẹ nên tìm hiểu chính xác điều gì đang xảy ra, Tiến sĩ Roseanne Lesack, giám đốc bộ phận tâm lý trẻ em tại Đại học Đông Nam Nova cho biết: Trẻ mẫu giáo lớn hơn có kỹ năng ngôn ngữ để cung cấp cho cha mẹ manh mối về nguồn gốc của hành vi này. Với trẻ nhỏ, việc này có thể phức tạp hơn một chút.

“Điều đầu tiên là sức khỏe răng miệng của trẻ: Bé có khát nước không? Bé có bị bệnh không? Bé đang mọc răng à?” Lesack nói. “Có thể có lý do chính đáng, và nếu có lý do chính đáng, hãy giải quyết nó. “

Răng hàm mọc vào tuổi lên 2 hay lên 3 có thể  khiến trẻ mẫu giáo cũng khó chịu như trẻ sơ sinh. Nhưng nhai đồ chơi không phải là phương pháp giải tỏa hợp lý. Cha mẹ có thể mua cho con đồ chơi nhai kích thích giác quan dành cho trẻ lớn, nhưng cần giữ chúng sạch sẽ và có mặt ở bên trẻ. Hãy nhắc nhở trẻ rằng chúng đã đủ lớn để chơi mà không cần cho đồ chơi vào miệng. Và nếu chúng ngậm lại vào miệng, cha mẹ có thể lấy đồ chơi đi và nói với chúng rằng chúng có thể thử lại sau vài phút. Nếu chúng bắt đầu bỏ vào miệng vật gì đó, hãy cất đi một thời gian.

Mỗi lần cho bé một món đồ chơi mới, điều quan trọng là phải nhắc trẻ rằng đồ chơi không được cho vào miệng. Cha mẹ cần làm mẫu cách chơi phù hợp và khen ngợi trẻ khi trẻ chơi theo cách đó. Điều đó có thể giúp chuyển hướng sự chú ý và hành vi của một đứa trẻ ba tuổi bị đau nướu, nhưng còn đứa trẻ ba tuổi nhai đồ chơi thì sao? Điều đó có nghĩa là trẻ muốn bố hoặc mẹ chú ý đến chúng nhiều hơn.Trong trường hợp đó, hãy ngồi xuống và chơi với con, chỉ cho chúng cách chơi phù hợp và dành cho chúng nhiều sự chú ý.

Mọi ngày đều bận rộn và thật tuyệt khi một đứa trẻ đủ lớn để tự giải trí trong thời gian ngắn. Nhưng trẻ vẫn muốn và cần sự quan tâm của cha mẹ. Những đứa trẻ “bỏ cả thế giới vào mồm” cần được chú ý nhiều hơn. Ngoài ra, trong trường hợp bé 2 tuổi trên, sự sơ xuất của người lớn đã dẫn tới điều không đáng xảy ra, ngay trong nhà mình. Vì vậy nếu trong nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ nên đặt mọi thứ nguy hiểm ngoài tầm tay của chúng.