Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi là khoảng thời gian quan trọng nhất, đồng thời mẹ sẽ bước sang chu kỳ mới, không còn ốm nghén, mệt mỏi nữa.



Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)


Hi các mẹ! em đang ở trong những ngày cuối của chu kỳ 3 tháng đầu, vậy là thai nhi đươc 12 tuần rồi đấy ạ. Em phấn khởi lắm vì đã đi được 1/3 chặng đường, những nguy hiểm ban đầu đe dọa con cũng dần qua đi rồi. Lúc này con bắt đầu hình thành hơn, em mong chờ lắm ạ. Nay đi khám định kì, bác sĩ cũng dặn dò đủ thứ và còn cho biết chi tiết về sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi giúp mẹ hiểu về con hơn, sẵn sàng tâm lý đón nhận những điều bất ngờ. Em chia sẻ lên đây để các mẹ mới mang thai cùng biết những điều quan trọng của dấu mốc này nhé!


1. Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi



Tuần 12 là tuần cuối cùng của giai đoạn đầu thai kỳ, bé đã sẵn sàng cho một cuộc kiểm tra quan trọng đầu tiên trong đời sau khi chính thức xuất hiện trong bụng mẹ. Do đó, mẹ sẽ biết chính xác thông tin về con như sau:


Phát hiện dị tật:



Các mẹ biết không? Đây chính là cột mốc siêu âm quan trọng nhất phát hiện dị tật thai nhi đấy. Bởi nó là thời điểm tốt nhất để tiến hành đo độ mờ da gáy cho thai nhi. Nếu độ mờ da gáy lớn hơn 3 mm nhiều khả năng thai nhi có khả năng bệnh lý trên 70%. Từ đó mà bác sĩ có thể chẩn đoán những vấn đề về dị tật hộp sọ, hội chứng down, các vấn đề về nhiễm sắc thể trong thời gian này.


Ngoài ra, nhờ công nghệ siêu âm 4D cho hình ảnh rõ nét, ở nhiều góc độ khác nhau, vì thế có thể dễ dàng biết được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai. Việc phát hiện sớm những dị tật của thai nhi như: sứt môi, hở hàm ếch, não úng thủy, tim bẩm sinh, thoát vị hoành, hở thành bụng, hở đốt sống… và thậm chí dị tật về tim mạch cũng có thể được phát hiện trong giai đoạn này.


Hình thành giới tính thai nhi:



Đồng thời, 12 tuần tuổi chính là thời điểm hình thành giới tính thai nhi rõ nhất. Với kỹ thuật siêu âm 4D, việc nhận biết giới tính thai nhi rất đơn giản bởi bộ phận "nhạy cảm" của con đã phát triển rõ rệt.


Tuy nhiên, tỷ lệ nhận biết trong những tuần này chỉ khoảng 80%. Vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tư thế nằm của con. Nếu bé nằm sấp sẽ khó phát hiện hơn nhiều so với nằm ngửa. Ngoài ra tay nghề của bác sĩ siêu âm cũng là một yếu tố quyết định. Không phải bác sĩ sản khoa nào cũng có khả năng đọc máy siêu âm thành thạo nhất là với thiết bị hiện đại, cần đòi hỏi tay nghề cao.


Các vấn đề khác:



Đáng chú ý nhất là khi này, bé đã dần hoàn thiện, xương cứng cáp hơn, các tế bào thần kinh, khớp thần kinh phát triển nhanh chóng trong não thai nhi. Nhịp tim thai đập nhanh, các ngón tay, chân đã tách rời, vân tay cũng lờ mờ xuất hiện. Làn da bé còn khá mỏng nhưng ruột đã phát triển hoàn chỉnh, thận cũng bắt đầu bài tiết nước tiểu.


Và vào lúc này, con đã hình thành các phản xạ như co nắm ngón tay, ngón chân cong. Mắt vẫn nhắm chặt nhưng miệng có phản xạ mút.



2. Sự thay đổi cơ thể mẹ



Vào thời gian này, sự thay đổi các hormone trong cơ thể mẹ bầu đã bắt đầu ổn định, mẹ không còn triệu chứng ốm nghén khó chịu mà sẽ thoải mái, dễ chịu khiến mẹ vui vẻ.


Đi kèm với sự phát triển của thai nhi 12 tuần thì ngoại hình của mẹ cũng đầy đặn, bụng cũng đã lộ hơn. " Vùng nhạy cảm" luôn trong tình trạng ẩm ướt do ra nhiều khí hư, đây là hiện tượng bình thường nên mẹ không cần lo lắng quá.


Đồng thời, mẹ sẽ có cảm giác ợ nóng nhiều hơn do nhau thai tăng tiết hormone progesterone khiến axit dạ dày trào ra ngoài thực quản. Và việc giảm lưu lượng máu đến cơ thể và bộ não của mẹ bầu là nguyên nhân chính khiến mẹ hay bị chóng mặt và giảm thị lực


Ngoài ra, đây cũng là khoảng thời gian mà cơ thể mẹ bầu đã bắt đầu sản xuất sữa non.




Một số điều bầu cần làm để cả mẹ và con khỏe mạnh trong thời gian này:



- Mẹ đi khám định kì và thực hiện siêu âm kiểm tra thai nhi.


- Mẹ tiếp tục duy trì hoạt động thể chất vừa phải.


- Mẹ nên ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ.


- Mẹ cần uống nhiều nước – mỗi ngày ít nhất 8 ly và các loại trái cây và nước ép bổ sung vitamin.


- Trang bị đầy đủ kiến thức để nuôi dạy con.


- Nguy cơ sảy thai đang giảm dần nhưng mẹ vẫn nên cẩn thận, hãy chú ý những dấu hiệu cảnh báo như: Chảy máu âm đạo, đau bụng, chuột rút, đau bụng kéo dài.


- Đến khám bác sĩ ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường trên.


Sự phát triển của thai nhi theo từng tuổi tuần



http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/05/cihVulGgSU-480x360.jpg