Khi mang bầu, mẹ luôn chú ý giữ gìn sức khỏe bởi vì mẹ sợ rằng nếu có vấn đề gì thì sẽ ảnh hưởng đến con. Tuy nhiên mẹ không thể tránh những cơn sốt bất thường trong thai kỳ
Hầu hết các mẹ bầu đều biết rằng luôn phải có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra việc dùng thuốc là 1 trong những điều phải tuyệt đối tránh trong thai kỳ vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy thì bà bầu làm gì khi bị sốt, có nên uống thuốc hay không?
10 cách giúp bà bầu tháng cuối ngủ ngon, tăng lượng máu, dinh dưỡng nuôi thai
Ảnh minh họa (Nguồn eHealth)
1. Sốt trong thai kỳ có ảnh hưởng xấu đến thai nhi?
Nếu bị sốt hơn 37 độ C, đó là dấu hiệu mẹ bầu đang đối mặt với vấn đề nhiễm trùng, nên cần phải được điều trị ngay lập tức. Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa sốt cao trong giai đoạn đầu thai kỳ với nguy cơ bị dị tật tim và hàm ở thai nhi, nhưng cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa để xác định rõ sốt hay nhiễm trùng gây sốt mới là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Nếu sốt cao hơn 39 độ C, hãy đi khám ngay lập tức để ngăn ngừa các biến chứng ngắn và dài hạn cho con bạn trong tương lai.
2. Tại sao mẹ bầu lại bị sốt?
Sốt thường do nhiễm trùng đường tiết niệu và virus đường hô hấp, nhưng các bệnh nhiễm trùng khác cũng có thể là nguyên nhân.
Nguyên nhân phổ biến gây sốt khi mang thai bao gồm:
- Cúm
- Viêm phổi
- Viêm amidan
- Viêm dạ dày ruột siêu vi
- Nhiễm trùng thận
3. Những triệu chứng đi kèm với sốt
Các mẹ bầu nên chú ý và thông báo với bác sĩ về các triệu chứng đi kèm với sốt, bao gồm:
- Hụt hơi
- Đau lưng
- Ớn lạnh
- Đau bụng
- Cứng cổ
4. Có phải sốt khi mang thai là do ngộ độc thực phẩm?
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân nếu bạn bị sốt, thường do vi rút hoặc vi khuẩn (độc tố của chúng) gây ra.
Nếu gặp trường hợp này, bạn có thể cũng bị đau bụng, buồn nôn. Tiêu chảy và nôn ói đặc biệt nguy hiểm khi mang thai vì chúng có thể gây mất nước, co thắt và chuyển dạ sinh non.
Các chất điện giải quan trọng bị mất qua nôn ói và tiêu chảy phải được bổ sung. Trong một số trường hợp, mất nước có thể nghiêm trọng đến mức huyết áp trở nên không ổn định và phải nhập viện.
Vậy bà bầu bị sốt nên làm gì? Nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị ngộ độc thực phẩm, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
5. Làm gì khi sốt tự hết?
Có những trường hợp chỉ cần mẹ nghỉ ngơi hoặc ngủ một chút thì cơn sốt tự động chấm dứt. Ngay cả khi tự hết sốt, các mẹ bầu cũng không nên chủ quan, mà hãy tư vấn bác sĩ ngay khi có thể. Sốt khi mang thai là hiện tượng bất thường, cần phải kiểm tra, thăm khám thường xuyên. Nếu sốt do vi rút, một liều thuốc thích hợp cũng đủ giúp bạn hồi phục. Nhưng nếu nguyên nhân là vi khuẩn, các mẹ cần phải dùng đến kháng sinh.Lưu ý, phụ nữ mang thai không nên uống aspirin hay thuốc chống viêm inbuprofen.Và điều quan trọng nhất là hãy gặp bác sĩ để được điều trị thích hợp.
6. Thân nhiệt bao nhiêu gọi là sốt?
Đối với người lớn, thân nhiệt cao hơn 38 độ C được coi là sốt. Điều tương tự cũng xảy ra đối với nhiệt độ tai hoặc trực tràng từ 38 độ C trở lên.
Cách tốt nhất để phòng tránh là rửa tay thường xuyên, bảo vệ bản thân khỏi bị cảm lạnh hoặc cúm có thể dẫn đến sốt.
Cố gắng tránh xa những người bị bệnh, đồng thời tiêm phòng cúm, trừ khi bạn bị dị ứng với protein trứng (vốn được dùng để điều chế vắc xin), hoặc đã từng bị dị ứng với việc tiêm phòng cúm trong quá khứ. Ngoài ra, cũng không nên dúng các loại vắc xin xịt mũi.
Điều quan trọng mà mẹ mang thai bị sốt cần làm ngay là uống nhiều nước, thấm khăn lau các vị trí như nách, bẹn, cổ… để hạ sốt; mở cửa phòng thông thoáng; uống nước trái cây… Hãy đảm bảo có chồng hoặc người thân bên cạnh để đến viện kịp thời nếu cơn sốt trở nặng hơn nhé.
Bài và ảnh tổng hợp từ Health