Em mang bầu bé đầu tiên nên còn lơ ngơ chẳng biết gì. Em nhờ một chị đồng nghiệp trong văn phòng chỉ cho một phòng khám thai tư nhân mà chị ấy tin tưởng nhất. Đến nơi em được tư vấn khám thai và siêu âm. Chi phí khám thai là 150,000 đồng, siêu âm là 200,000 đồng.


Nghe bác sĩ nói vậy xong thì em rất băn khoăn vì trước đây cứ nghĩ rằng siêu âm chính là khám thai rồi đó các chị ạ. Em vào phòng khám thai, bác sĩ thực hiện các thao tác: nghe tim thai, đo huyết áp, vòng bụng... Tất tần tật mọi thứ diễn ra trong vòng 5 phút. Nói thật là khám thai xong em bị tiếc khoản tiền mình bỏ ra các chị ạ. Bởi việc siêu âm thai thì mẹ còn được nhìn thấy con yêu trong bụng, lại biết hết các chỉ số của bé rồi, còn việc khám thai em thấy nó hơi thừa.


Em về kể với chị đồng nghiệp thế thì bị mắng cho 1 trận:


- Em đừng có tiếc vớ tiếc vẩn mà đến lúc hối không kịp đâu. Việc khám thai cũng quan trọng i hệt như siêu âm vậy.


Vì là bà mẹ của 2 con rồi nên chị ấy thông thái mấy vụ này lắm. Nhờ chị ấy mà em mới biết được rằng:


Khám thai và siêu âm thai định kỳ là hai phương thức tiếp cận sản phụ khác nhau, bổ sung cho nhau. Khi mang thai, người mẹ phải trải qua các quá trình biến đổi về giải phẫu, tâm lý, nội tiết…để cơ thể thích nghi. Việc khám thai có ý nghĩa rất tốt giúp mẹ bầu biết cách tự chăm sóc mình đồng thời biết được các yếu tố nguy cơ cho mẹ và bé có thể gặp phải.


Một lý do quan trọng khác là khám thai định kỳ còn giúp bác sĩ kịp thời phát hiện các nguy cơ tai biến, bảo đảm an toàn thai nghén và sinh nở.


Chắc chắn nhiều mẹ vẫn nhầm lẫn việc siêu âm thai cũng chính là khám thai như em. Nhưng sự thật thì đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Theo các bác sĩ, giá trị của siêu âm chủ yếu chỉ tập trung đánh giá về thai nhi, gần như không cung cấp được những thông tin về người mẹ khi mang thai. Nếu mẹ bầu chỉ đi siêu âm mà không khám thai thì sẽ có nguy cơ xảy ra những sự việc đáng tiếc như: hỏng thai, tiền sản giật, rau bong non… và thậm chí nguy hại đến tính mạng cả người mẹ trong trường hợp sản giật, mẹ bệnh tim. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu rằng: việc khám thai là bắt buộc!


Cụ thể, các mẹ bầu nhớ đi khám và siêu âm thai vào 7 mốc quan trọng dưới đây nhé:


Lần 1: Ngay sau khi biết mình có thai, các chị hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem thai đã vào tử cung chưa, có tim thai chưa và thai có bình thường hay không.


Lần 2: Khi con yêu được 12 tuần. Đây là thời điểm quan trọng để bác sỹ đo độ dày da gáy, xác định một số dị tật bẩm sinh sớm như thoát vị rốn, khe hở thành bụng, thai vô sọ.


Lần 3: Vào tuần thứ 16 của thai kỳ, lần khám này chỉ nhằm kiểm tra xem em bé phát triển có bình thường hay không. Những thông số trên siêu âm giúp đánh giá xét nghiệm sàng lọc trước sinh.


Lần 4: Khi con yêu được 22 tuần. Lần siêu âm này giúp mẹ nhìn thấy những hình thái quan trọng nhất của con và phát hiện hầu hết các bất thường hình thái thai và xét nghiệm nước tiểu.


Lần 5: Vào tuần thứ 26, khám thông thường và tiêm phòng uốn ván.


Lần 6: Khi con yêu được 32 tuần mẹ cần đi khám theo dõi, siêu âm đánh giá trọng lượng thai, xét nghiệm nước tiểu, máu loại trừ đái đường thai ngén và tiêm phòng uốn ván mũi 2.


Lần 7: Vào tuần thứ 36, lần khám này mẹ sẽ được kiểm tra kỹ tình hình thai nhi, xét nghiệm dịch âm đạo, dự đoán về cân nặng của thai nhi và dự định về phương pháp sinh, ngôi thai, tình trạng nhau thai… Các thông số của lần khám này được dùng để sử dụng khi mẹ nhập viện.


Chúc các chị bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.



Hình chỉ mang tính chất minh họa.



Một số bài viết hấp dẫn khác


Có bầu cứ đi đám cưới, đưa dâu như thường, nhiều người nói em "ngu" nhưng khi biết lí do thì im thít


Đừng tưởng ở nhà mà an toàn, bầu có thể MẤT CON nếu không đề phòng 5 mối nguy hiểm này


5 vật dụng MẸ BẦU dùng thường xuyên lại phát ra bức xạ gây DỊ TẬT thai nhi


Truyện cổ tích hay cho bé