Con đạp trong bụng thể hiện con đang khỏe mạnh và phát triển tốt, nếu thai máy bỗng dưng bất thường, mẹ cần tìm cách cứu con ngay.
Chuyển động của thai nhi còn gọi là thai máy là một thông số quan trọng để đánh giá sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không, đồng thời cũng là cách quan trọng để mẹ bầu cảm nhận được con trong bụng.
Vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu sau 5 tháng cần nắm được tình hình cử động của thai nhi, bắt đầu đếm thai máy để biết được những chuyển động bất thường của con. Phát hiện kịp thời sẽ giúp con được an toàn.
Chuyển động của thai nhi bắt đầu từ khi nào?
Lần đầu tiên mẹ cảm nhận được thai nhi chuyển động trong bụng là vào khoảng 18 - 20 tuần, nhưng ở giai đoạn này, phạm vi chuyển động của thai nhi chưa lớn. Đến tháng thứ 5, mẹ bầu có thể cảm thấy rõ ràng chuyển động của con.
Ảnh: Eastlady
Số lần chuyển động của con là không cố định, nhưng cần có hơn 30 cử động trong 12 tiếng thì được xem là bình thường. Thai máy thể hiện sự khỏe mạnh của con trong bụng vì thế mẹ cần đếm cử động của con để nhận ra những dấu hiệu bất thường “con đang cầu cứu”.
3 dấu hiệu thai nhi chuyển động bất thường
- Chuyển động của thai nhi quá ít
Trừ những lúc con đang ngủ sẽ ít hoạt động thì thời gian còn lại, nếu mẹ phát hiện thai nhi tự dưng ít hoạt động hẳn đi, chỉ còn dưới 20 lần/12 giờ hoặc dưới 3 lần/giờ. Lúc này có thể xảy ra trường hợp thai nhi khó thở.
Một lý do khác là nhau thai hoạt động không tốt, các chất dinh dưỡng đưa đến em bé không được hấp thụ tốt dẫn đến dinh dưỡng không đủ và chuyển động của thai nhi sẽ giảm dần.
Nếu thai máy dưới 20 lần/12 tiếng có thể thai nhi đang khó thở, mẹ nhớ đếm kỹ mỗi ngày. Ảnh: Wen
Nếu người mẹ bị nhiễm vi khuẩn, gây ra một số vấn đề về thể chất cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và chuyển động của con cũng ít đi.
- Thai nhi chuyển động quá nhiều
Thai nhi cử động nhiều là tốt nhưng nếu vượt quá 10 lần/giờ thì mẹ cần chú ý. Một số trường hợp con sẽ cử động nhiều hơn là do mẹ bị va đập, căng thẳng, nằm sai tư thế, nghiêng phải... Lúc này mẹ cần đếm thai máy, nếu thấy vẫn tăng nhanh, quá nhiều và không có dấu hiệu chuyển về bình thường thì nên đến bác sĩ kiểm tra.
- Đột ngột dừng lại sau chuyển động nhanh
Khi em bé trong bụng đột ngột dừng lại sau chuyển động nhanh, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý. Trong những trường hợp bình thường, chiều dài của dây rốn là khoảng 50cm, nếu dây rốn quá dài thì khả năng dây rốn bị vướng hoặc thắt nút sẽ tăng lên, thai nhi dễ bị thở gấp, ngạt thở và thiếu oxy.
Đang chuyển động nhanh đột ngột dừng lại thì có thể thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Ảnh: DY
Nếu trường hợp này xảy ra, để tránh gây biến chứng thai kỳ do con bị thiếu oxy, mẹ bầu nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cách đếm thai máy
Đầu tiên, hãy bắt đầu đếm cử động của thai nhi trong một giờ cố định vào buổi sáng, trưa, tối hàng ngày. Khi đếm được ba lần, 60 phút/lần, cộng số cử động của thai nhi nếu nhiều hơn 20 - 30 lần là bình thường.
Điều cần lưu ý là việc tính toán số lần cử động của thai nhi cần được tính toán dựa trên các chuyển động liên tục. Ví dụ, khi thai nhi cử động một lần, nó được ghi là 1, và nếu nó cử động liên tục, đến khi dừng lại vẫn tính là 1.
Thai nhi khỏe mạnh là khi có 4 cử động trong 1 giờ và có khoảng từ 10 cử động trong 3 – 4 giờ là bình thường, con đang phát triển rất tốt.
Theo đó, mẹ nên đếm thai máy mỗi ngày để kịp thời phát hiện những bất ổn của thai nhi trong bụng, từ đó kịp thời đến gặp bác sĩ để cứu con.
Theo Sohu