Phục hồi vùng chậu sau sinh bỗng trở thành từ khóa hot trong những năm gần đây khi ngày càng nhiều người quan tâm hơn đến sức khỏe tuổi già.
Nhiều mẹ sinh xong than trời than đất vì các sự cố do vùng chậu xuống cấp. Mang thai và sinh nở đã khiến hỏng các cơ và mô liên kết sàn chậu. Đó cũng là nguyên nhân cho những khó chịu trong cơ thể người phụ nữ sau sinh.
Những bà mẹ sau sinh có cơ sàn chậu yếu, bị són tiểu nên tập Kegels
Nhiều người không hề quan tâm đến việc phục hồi vùng chậu sau sinh. Khi các triệu chứng gây khó chịu, nhớ ra thì đã qua mất 5 năm quý giá sau sinh.
3 giai đoạn tốt nhất để phục hồi vùng chậu
Cơ hội phục hồi vùng chậu tốt nhất chỉ xuất hiện trong 3 giai đoạn.
- Giai đoạn đầu tiên, giai đoạn phục hồi vàng: 42 ngày đến nửa năm sau khi sinh: Trong vòng 6 tháng sau kỳ ở cữ được xem là giai đoạn vàng phục hồi vùng chậu. Trong giai đoạn này, không chỉ có cơ thể tự sửa chữa mà nếu có những can thiệp hộ trợ như vật lý trị liệu hiệu quả phục hồi sẽ tốt hơn gấp nhiều lần.
- Giai đoạn thứ hai, giai đoạn lý tưởng: Được tính từ 6 tháng đến một năm rưỡi sau khi sinh. Trong giai đoạn này, thông qua việc lựa chọn phục hồi xương chậu, với một số phương pháp và bài tập nếu lý tưởng có thể giúp vùng chậu trở về trạng thái trước khi sinh. Vì vậy, để đạt được hiệu quả phục hồi khung chậu lý tưởng không chỉ dựa trên các phương pháp can thiệp mà còn nhờ vào tính khí của mẹ nhé.
- Giai đoạn thứ ba: Từ một năm rưỡi đến ba năm sau sinh. Đây là khoảng thời gian phục hồi vùng chậu hiệu quả. Trong giai đoạn này, việc phục hồi mất nhiều thời gian và công sức hơn hai giai đoạn trước. Nhưng nó cũng có thể đạt được kết quả mong đợi nếu kiên trì.
Một số mẹ hỏi rằng nếu không tiến hành phục hồi vùng chậu trong ba giai đoạn vàng này, đã mất tới 5 năm thì liệu can thiệp phục hồi có ích gì không?
Trên thực tế cơ địa mỗi người mỗi khác, hình dạng xương chậu cũng vậy nên đánh giá khoảng thời gian phục hồi chung cho tất cả sẽ không thể chính xác.
Phục hồi vùng chậu sau sinh cách nào?
Hiện nay, tập vật lý trị liệu là một phương pháp phổ biến để phục hồi vùng chậu thông qua các kỹ thuật khác nhau tập trung vào cơ và mô liên kết sàn chậu.
Nếu không có thời gian tập vật lý trị liệu, những bà mẹ sau sinh có cơ sàn chậu yếu, bị són tiểu nên tập Kegels. Đây là bài tập hiệu quả, không tốn phí và cũng không mất nhiều thời gian. Các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên mẹ sau sinh nên tự tập Kegels để giảm các triệu chứng tiết niệu sau sinh.
Tuy nhiên cần nhớ thực hành Kegels chính xác. Ngoài ra, nếu vấn đề mất kiểm soát tiểu tiện là do căng cứng mãn tính ở cơ sàn chậu thì việc thực hành co bóp nhưng không giải phóng có thể khiến tình trạng tệ hơn.
Nếu không phục hồi vùng chậu sau sinh sẽ có nguy cơ gì?
Sau sinh, khi cơ thể bị tàn phá nếu không phục hồi, đặc biệt là vùng chậu thì cơ thể người phụ nữ sẽ có thể gặp phải các rắc rối sau:
- Mất kiểm soát đường ruột: Không kiểm soát hoặc mất tự chủ trong vấn đề đại tiện.
- Khó tiểu: Mất tự chủ việc tiêu tiểu, són tiểu khi ho, cười, hắt hơi. Một số bị đi tiểu thường xuyên hoặc đột ngột dù bàng quang không căng. Số khác không thể tiểu theo ý muốn hoặc tiểu còn dư.
- Đau xương chậu: Khi gần chồng sẽ cảm thấy đau nhói. Một số cảm thấy rát, buốc ở quanh vùng nhạy cảm và khu vực xương mu.
- Đau đáy chậu: Sàn chậu hẹp khiến một số bà mẹ bị đau đáy chậu lâu dài dù vết cắt tầng sinh môn đã lành.
- Sa tạng chậu: Mang thai và sinh nở khiến sàn chậu bị sa và yếu đi. Điều này khiến một hoặc vài cơ quan lên quan như tử cung hay bàng quang, ruột có thể bị trượt khỏi vị trí.