Một người mẹ kể về kinh nghiệm đi cùng chồng khi sinh con. Lúc đó cổ tử cung mới mở bằng hai ngón tay, đang đau đớn mà bác sĩ vẫn bảo chưa lên giường sinh. Chị la hét và có lúc quay sang mắng cả chồng.
Lúc này ông chồng hít một hơi thật sâu rồi “Bốp”, “Bốp” hai cái. Ôm má đỏ au, sản phụ nhòe nước mắt trong sự xót xa. Các bác sĩ, y tá cũng vội chạy đến bảo người đàn ông ra ngoài. Cũng không biết sau khi sinh con, họ có thể ấm êm với nhau không. Nhưng như người ta thường nói, phụ nữ nhớ nhất lúc họ ở trong phòng sinh, người đàn ông bên cạnh đối xử với họ như thế nào. Nếu thứ tha cũng sẽ là một vết rạn khó hàn gắn.
Một số cư dân mạng phản hồi rằng cái tá.t này quá sai, một số cư dân mạng lại cho rằng: Không có ông chồng nào trong phòng sinh không bị mắng, sinh con đẻ cái đồng nghĩa với việc bị vợ quát.
Ảnh minh họa (Nguồn QQ)
Kể cho các mẹ nghe vụ ly hôn của chị gái cao ráo, ưa nhìn cùng xóm nhà em cách đây không lâu. Chị và chồng cũ là bạn cùng trường, hai người yêu nhau khi còn là sinh viên năm thứ hai, sau này tốt nghiệp cùng lúc, nhà chị ở tỉnh lỵ, nhà chồng cũ ở nông thôn.
Để xứng với chị, chồng cũ của chị lúc đó làm việc rất chăm chỉ, thường xuyên tăng ca, sau này lên chức phó chủ tịch một công ty, sau khi mua nhà, mua xe đã cầu hôn chị.
Sau hai năm kết hôn, chị có thai, và chồng chị luôn quan tâm hỏi han, lúc nào cũng làm người ngoài như em ganh tỵ. Em nhớ hồi đó chị gần sinh, hai chị em cũng đứng hàn huyên tỉ tê, chị cũng nói chồng chị không muốn vào phòng sinh cho lắm, nhưng chị nhất quyết đò anh phải đi cùng. Sau này chồng cũng thỏa hiệp, lúc đó chị còn đắc thắng nói: “Lão già nhà chị được cái coi vợ là trời”
Sau này sinh con xong, chị đăng đủ kiểu ảnh con nhưng ảnh chồng giảm dần, khi con được gần một tuổi thì nghe tin vợ chồng cô sắp ly hôn. Lý do ly hôn thật khó tin, hóa ra chồng chị sau khi sinh không chủ động chuyện kia với chị nữa. Có khi chị chủ động nhưng lại bảo anh mệt, khó chịu. Ban đầu chị cho rằng sau sinh vóc dáng không được săn chắc nên chồng không thích, sau đó chị tìm được huấn luyện viên phòng gym, chăm chỉ tập một thời gian thì dáng đã phục hồi. thậm chí còn tốt hơn trước kia.
Ảnh minh họa (Nguồn QQ)
Nhưng chồng vẫn muốn ngủ riêng, chị nghĩ rằng có người bên ngoài. Có điều không tìm thấy bất kỳ manh mối nào, chị hỏi thẳng chồng vì sao lạnh nhạt?
Anh mới kể: “Khi anh cùng em đi sinh, nhìn bác sĩ rạch ngang em, nhìn em bé ra đời bê bết, nhìn nhau thai lòi ra ngoài, anh thấy choáng váng. Đầu óc anh lúc nào cũng nghĩ đến lúc em sinh nở”
“Anh không thể mang lại cho em hạnh phúc được nữa, mỗi ngày nhìn con hay nhìn em, anh luôn nghĩ đến chuyện đó. Ly hôn đi, anh sẽ để lại tất cả tài sản cho em”
Chị đành phải ly hôn, sau này chồng cũ cũng không tái hôn, chỉ thỉnh thoảng dẫn bạn bè đi chơi. Kinh nghiệm đau thương của chị gái cho chúng ta biết: Không phải tất cả mọi ông bố đều thích hợp vào phòng sinh.
Bác sĩ sản khoa khuyên: 3 kiểu người không nên đồng hành cùng sản phụ trong phòng sinh, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.
Ông bố nóng tính, gắt gỏng
Khi người mẹ sinh nở, bởi vì cơn đau dữ dội, cả người sẽ mất đi lý trí, vì vậy việc mắng mỏ, khóc lóc la hét trong phòng sinh là điều bình thường.
Ảnh minh họa (Nguồn KTH)
Nếu mẹ ở trong phòng sinh khóc lóc, la hét chồng. Gặp ông chồng tính tình quá hung bạo sẽ cãi vã trong phòng sinh, thậm chí ảnh hưởng đến việc sinh nở của mẹ.
Người sợ màu đỏ
Nếu người chồng không thể chịu được cảnh sinh nở, màu đỏ ở khắp nơi thì nhất định không được cho vào phòng sinh, dù sao trong quá trình sinh nở bao giờ cũng có màu đỏ hàng real, không chỉ trong khi sinh mà còn cả sau khi sổ nhau sau khi sinh.
Ông bố không biết chăm sóc người khác
Ví dụ như các ông chồng ngày thường ở nhà trải rộng quần áo, há miệng ăn, bây giờ lại bị kêu vào phòng sinh cùng đi đẻ thì có ích lợi gì? Vô ích thôi mà còn làm mẹ bực mình.
Bác sĩ sản khoa cũng đề cập rằng tốt nhất những người vào phòng sinh nên học trước một lượng kiến thức về sinh nở nhất định, tham gia các lớp học tiền sản. Hiểu những loại hỗ trợ mà các bà mẹ cần trong giai đoạn chuyển dạ đầu tiên, giai đoạn chuyển dạ thứ hai và giai đoạn chuyển dạ thứ ba, đồng thời hiểu điều gì sẽ xảy ra trong quá trình sinh nở.
Nếu chồng không phù hợp đi cùng thì cũng có thể chọn mẹ đẻ hoặc mẹ chồng đi cùng, không nhất thiết phải là chồng. Nhiều người nói rằng chồng mới biết sinh con khổ sở và thương vợ khi chứng kiến chính mình sinh nở, thực ra ai có chút kiến thức về y khoa cũng biết sinh con không hề dễ dàng.
Nếu chồng không biết, nghĩa là đơn giản không quan tâm đến người bạn đời của mình, không tôn trọng sự vất vả của vợ mình trên bàn sinh.