Ngoài nỗi lo phù nề ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, nhiều mẹ bầu còn lo lắng không biết con có an toàn hay không

Cơ thể mẹ bầu thay đổi trong quá trình mang thai rất khó chịu. Phù nề là một trong những ảnh hưởng phụ thường thấy trong quá trình mang thai. Hầu hết các mẹ bầu đều phải trải qua trải nghiệm “khó chịu” này. Tuy nhiên phù tay chân khi mang thai có nguy hiểm không? Có phải là dấu hiệu tiền sản giật không?

Có cơ sở khoa học để nói phụ nữ eo mỏng, mông đùi lớn thường sinh con thông minh

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn SmartParents)

Sau đây là một số lời khuyên của bác sĩ:

1. Nguyên nhân gây phù nề khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể bạn trở nên nặng nề, bởi lượng nước, huyết tương, máu tăng lên. Một lượng chất lòng được giữ lại trong các tế bào để duy trì chức năng của chúng. Số còn lại được đào thải ra ngoài.

Huyết tương tăng là để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhau thai và các cơ quan nội tạng trong cơ thể người mẹ. Cho đến giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, lượng máu sẽ tăng đạt đỉnh. Và đó cũng là nguyên nhân bạn bị phù nề nặng nhất trong thời gian này.

Ngoài ra, việc tăng nồng độ Natri cũng góp phần khiến phù nề tay chân rõ nét hơn. Natri ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn hấp thụ và xử lý nước. Chỉ một lượng Natri tăng nhẹ cũng đủ khiến bạn cảm nhận ngay được sự phù nề.

2. Vậy phải làm thế nào khi phù nề?

Phải công nhận sẽ là một điều đáng buồn nếu một ngày bạn nhận ra nhẫn hay những đôi giày bạn yêu thích không còn vừa vặn nữa. Và càng về cuối thai kỳ, bạn sẽ có cảm giác cơ thể càng nặng nề hơn. Phù nề tay chân khi mang thai không nguy hiểm mà là do các chất lỏng dư thừa trong cơ thể sẽ tập trung ở những phần cơ thể cách xa trái tim bạn nhất. Một ngày nóng ẩm hoặc phải đứng nhiều cũng có thể khiến chứng phù nề nặng hơn.

Ngoài ra, việc đi lại trong giai đoạn gần cuối và cuối thai kỳ, áp lực lớn từ cơ thể đang tăng trọng, cộng với việc gia tăng lượng máu, sẽ khiến lượng máu lưu thông ở chân, mắt cá và bán chân tăng lên, sẽ khiến chứng phù nề nặng hơn.

Khó có thể tránh chứng phù nề, nhưng có vài bí quyết giúp bạn chung sống với nó một cách dễ chịu.

• Giữ chân của bạn ở vị trí cao hơn trái tim trong suốt cả ngày, điều này giúp máu lưu thông trở lại tim được dễ dàng.

• Uống nhiều nước để đào thải natri và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.

• Mang vớ y khoa để cải thiện lưu thông máu, đặc biệt nếu bạn phải bay chuyến bay dài.

• Tránh ở ngoài trời trong thời tiết nóng ẩm.

• Nếu phải đứng trong thời gian dài, hãy nghỉ ngơi thường xuyên để giảm bớt sức ép lên chân bạn.

• Tránh giày cao gót, chỉ mang những loại giày thoải mái, thoáng khí và có chức năng hỗ trợ.

• Ăn nhiều thực phẩm có kali, chẳng hạn như chuối và bơ, để loại bỏ natri và giúp lợi tiểu.

• Hạn chế thực phẩm nhiều muối, chẳng hạn như bữa ăn đóng gói sẵn, thức ăn nhanh và khoai tây chiên.

3. Vậy khi nào phù nề tay chân là nguy hiểm??

Ngoài triệu chứng phù nề bình thường do quá trình tích trữ chất lỏng, các sản phụ còn có thể bị phù nề do mắc hai chứng bệnh nguy hiểm, đó là chứng tiền sản giật và chứng huyết khối thai kỳ. Do đó cần phải hết sức chú ý để phân biệt, và quyết định trường hợp nào cần phải liên hệ ngay với các cơ sở y tế, chẳng hạn như: sưng phù kéo dài ngày, tay và mặt cũng bị phù, đau đầu, thị giác yếu, cảm thấy buồn nôn liên tục…

Phù tay chân khi mang thai xuất hiện nhiều nhất trong 3 tháng cuối thai kỳ, và ảnh hưởng chủ yếu đến chân. Đôi khi chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn, và uống một ly nước lớn cũng đủ xoa dịu sự khó chịu. Tuy nhiên cũng nên chú ý đến các dấu hiệu trên để đi viện ngay mẹ nhé

Bài và ảnh tổng hợp từ Heathline