Những bà mẹ trẻ thường được khuyên rằng, chỉ cần vất vả một chút trong 1 năm đầu sinh con thì mọi chuyện sau đó sẽ ổn thỏa. Nhưng khi con càng lớn, mẹ biết rằng chặng đường gian nan chỉ mới bắt đầu thôi. Bởi vì trẻ sơ sinh chỉ có nhu cầu bú, đi ngoài, thay tã…, chịu khó một chút cũng chẳng sao. Khi bé lớn lên thì hầu hết đều rất hay ốm vặt. Và mẹ xót con ốm là điều đương nhiên, nhưng vẫn cần những hành xử đúng đắn ở chốn đông người, đặc biệt là bệnh viện.

Ngày nay, khi đến một số bệnh viện nhi, có thể thấy không ít phụ huynh đã phải xếp hàng đến “ngã quỵ”.

Điều này khiến một số phụ huynh cảm thấy rất lo lắng và cũng thắc mắc: Không hiểu tại sao lại có quá nhiều trẻ bị bệnh cùng lúc? Sao không bố trí thêm bác sĩ trực, mỗi lần xếp hàng mấy tiếng đồng hồ thật ngao ngán. Câu chuyện dưới đây xảy ra ở đại lục là hoàn cảnh mà nhiều ông bố bà mẹ đã từng trải qua.

Con trai sốt nửa đêm, nhập viện phải chờ cả ngàn người mới đến lượt khám

Sốt ruột khi con đang sốt mà phải ngồi chờ tới lượt mình khám, có lẽ nhiều phụ huynh đã trải qua cảm giác này.. Một đêm nóng nực, con trai của chị Xuân (Trung Quốc) đột nhiên bị sốt cao sờ vào người con nóng ran. Hai vợ chồng sốt ruột giữa đêm đưa con đến bệnh viện nhi.

hình ảnh

Không ngờ buổi đêm mà bệnh viện vẫn đông. Nhưng đây là nơi tốt nhất trong khu vực, không thể nào đưa con ra chỗ khác. Chị Xuân đến nơi nhận bệnh bốc số cho con thì càng hãi hùng hơn: 830. Nghĩa là phải đợi gần cả ngàn lượt khám thì mới đến con chị. Trong khi đứa nhỏ thì sốt đỏ mặt, mẹ xót con bệnh thì nóng ruột cả người.

Mẹ làm loạn bệnh viện vì con sốt cao không được khám ngay

Nhìn hàng người dài dằng dặc, cô Xuân cảm thấy rất tuyệt vọng. Cô nhìn đứa trẻ đang nóng bừng, lại càng lo lắng hơn. Quá sốt ruột, cô vội vã chạy đến cửa phòng khám nhi khoa với đứa con trong tay và yêu cầu bác sĩ khám cho con trai trước.

hình ảnh

Bác sĩ chỉ trả lời hai từ khiến cô Xuân cảm thấy rất tức giận: “Xếp hàng”

Người mẹ không thể kìm chế được, đứng giữa bệnh viện hét lên: "Con tôi bị sốt cao. Nó mà có mệnh hệ gì các người có thể chịu trách nhiệm được không? Tôi muốn gặp giám đốc bệnh viện để hỏi cho ra lẽ. Các người làm công ăn lương mà thờ ơ và vô trách nhiệm quá”

Vị bác sĩ trả lời:

"Có rất nhiều bậc cha mẹ đang xếp hàng ở phía trước, và họ cũng lo cho con mình không thua gì chị. Dù vậy họ cũng không thể nhảy vào giữa hàng để cướp lượt khám của con người khác. Ở đây ai cũng có con nhỏ đang bị bệnh, nếu nghiêm trọng thì ngay từ khâu tiếp nhận bóc số chúng tôi sẽ ưu tiên đưa bé vào phòng khám đặc biệt. Nếu ai cũng như chị thì chúng tôi chẳng đưa ra quy định bốc số làm gì, chưa kể chị ở đây chạy tới chạy lui làm loạn còn có thể gây ra lây nhiễm chéo cho các bé khác. Xin chị vui lòng xếp hàng”

Cô Xuân bất lực chọn cách kêu ca một cách tức giận, nhưng sau khi nhìn xung quanh, quả thật có nhiều đứa trẻ còn nhỏ hơn cả con cô vẫn đang chờ khám. Cô đành bỏ ra ngoài và bảo chồng sang bệnh viện tư mà khám. Tuy nhiên chồng cô cho rằng sang nơi khác lại phải di chuyển trong khi con đang mệt, chưa kể bệnh viện ngoài đúng là thoải mái hơn nhưng chưa chắc đã chẩn đúng bệnh, đúng thuốc. Bình tĩnh suy nghĩ lại, cô Xuân cũng đồng ý với chồng, nhận ra rằng mình đã quá nóng nảy và không giải quyết vấn đề một cách hợp lý.

hình ảnh

Lý do tại sao các bác sĩ có phản ứng này thực sự là bởi vì hầu hết các bác sĩ biết rằng nếu đứa trẻ thực sự có bất kỳ tình huống đột ngột nào, bé đã được đưa đến phòng cấp cứu.

Trên thực tế, bác sĩ nhi khoa có vẻ khó chịu, nhưng  ông ấy đã nói sự thật. Nếu muốn nhảy vào hàng, trước tiên nên hỏi người khám trước mình. Hơn nữa, bác sĩ rất mệt mỏi khi khám nhiều trẻ em như vậy, không có thời gian để xoa dịu người lớn nên tính khí trở nên hơi tệ. 

Các bậc phụ huynh ai cũng cho rằng con mình nguy kịch, nhưng thực chất các bé đều nằm trong tầm kiểm soát

Trong tất cả các bệnh viện, ở khoa nhi, không chỉ hàng ngày phải tiếp rất đông phụ huynh mà khi làm việc ở khoa nhi, các bác sĩ sẽ rất mệt mỏi.

hình ảnh

Bác sĩ không chỉ chữa bệnh cho trẻ, đôi khi trẻ khóc vì khó chịu không nghe lời, bác sĩ còn dỗ trẻ. Ngoài ra, một số phụ huynh quá vô lý. Nhiều mẹ xót con mình ốm, cứ liên tục đưa ra các yêu cầu không đúng với quy định của bệnh viện khiến cho mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân có thể trở nên căng thẳng hơn. Cha mẹ nhìn con cái khó chịu, trong lòng chắc hẳn cũng lo lắng. Tuy nhiên cần phải có quá trình để trẻ bình phục, cha mẹ phải giữ được tâm thế bình tĩnh để chăm sóc con cái tốt hơn.

Bài và ảnh tổng hợp từ QQ