Một số hành vi của bà bầu có thể khiến thai nhi tăng nguy cơ bị tràng hoa quấn cổ. Vì vậy nếu thấy mình trong số này, mẹ hãy sửa càng sớm càng tốt.

Bất cứ điều gì xảy đến với thai nhi đều có thể khiến bà bầu lo lắng. Nếu nghe tin thai nhi bị tràng hoa quấn cổ thì càng không thể ăn ngon ngủ yên.

Vào năm 2014, một kết quả khảo sát được thực hiện với 98 bà mẹ tương lai tại Phòng siêu âm Sản khoa của Bệnh viện liên kết đầu tiên với Đại học Y Trùng Khánh cho thấy có đến 45 người bị tràng hoa quấn cổ. Trong số đó, có 42 trường hợp dây rốn quấn quanh cổ và 2 trường hợp quấn cả mình.

Khảo sát cho thấy tỷ lệ dây rốn quanh cổ là 45,92%, tỷ lệ mắc một vòng cổ là 42,86% và tỷ lệ mắc hai tuần quanh cổ là 3,1%.

Còn theo ước tính chung, tỷ lệ thai nhi bị tràng hoa quấn cổ xảy ra khá phổ biến. Trong đó có khoảng 12% xảy ra ở giai đoạn thai từ 24-26 tuần và khoảng 37% ở thai đủ tháng.

Với tỷ lệ tràng hoa quấn cổ tăng vào những tháng cuối thai kỳ, các bác sĩ Sản khoa khuyên mẹ từ bỏ các thói quen sau:

Thức khuya

hình ảnh

Một số bà bầu đã quen với việc thức khuya và dậy muộn. Ban ngày lại ngủ bù cho giấc đêm và ban đêm lại thức. Cứ như vậy ngày này qua ngày khác, thậm chí có những hôm chỉ ngủ đêm vài tiếng. Điều này sẽ rất có hại cho thai nhi. Vốn dĩ đồng hồ sinh học của các bé khá tương đồng. Nếu mẹ thức, con cũng ở trong trạng thái phấn khích và điều này làm tăng hoạt động đêm của thai nhi. Nếu hoạt động quá nhiều trong thời gian dài sẽ tăng khả năng thai nhi bị tràng hoa quấn cổ.  

Sờ vào bụng khi không có gì để làm

Hẳn các mẹ là fan phim tình cảm sẽ thường thấy cảnh bà bầu ngồi vuốt ve, xoa bụng rồi trò chuyện cùng con. Trông có vẻ rất ấm áp và tình cảm. Thấy rồi bắt chước, nhiều mẹ cũng làm theo y hệt như vậy mỗi khi rảnh, không có gì để làm. Nhưng thai nhi lại thông minh hơn mẹ nghĩ nhiều. Tay mẹ chạm đến đâu, con sẽ di chuyển đến đó. Cứ thế xuôi ngược, dọc ngang có thể khiến bé bị dây rốn quấn mình và cổ.

Tập thể dục quá mức

Một số bà mẹ năng động rất chăm chỉ tập thể dục trong thai kỳ. Phần để chữa chứng đầy hơi, phần để cơ thể săn chắc và giúp thai nhi khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, có những bài tập quá mức sẽ khiến em bé trở nên phấn khích hơn. Nhiều bé còn nhún nhảy theo nhịp điệu thể dục của mẹ. Nếu em bé cứ chơi với dây rốn quá nhiều, khả năng sẽ bị tràng hoa quấn vào mình.

Tư thế ngủ không đúng

hình ảnh

Các bác sĩ sẽ khuyên mẹ, đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kỳ nên giữ tư thế nằm nghiêng bên trái để tránh chèn ép động mạch chủ, tăng lưu lượng máu và cho phép em bé có không gian rộng rãi hơn để vùng vẫy. Tuy nhiên, một số bà bầu lại không quen ngủ như thế này mà đổi thế khác. Một số tư thế ngủ mẹ chọn lại không phù hợp với vị trí nằm của thai nhi và khiến bé cọ cựa trong không gian nhỏ hẹp, dẫn đến tự quấn mình.

Khó chịu và cáu kỉnh

Đặc biệt là trong tháng thứ ba của thai kỳ, các bà bầu với sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể cùng với vóc dáng cồng kềnh, nặng nề khiến mẹ trở nên kém linh hoạt và dễ bị nổi cáu.

Tuy nhiên, em bé thông minh có thể nhận thức rõ ràng cảm xúc của mẹ. Khi các mẹ bồn chồn hay buồn bã, các em bé cũng sợ hãi và bắt đầu di chuyển nhiều hơn.

Nhiều mẹ khi nghe tin thai nhi bị tràng hoa quấn cổ sẽ rất lo lắng và vội vàng hỏi bác sĩ: "Em bé có gặp nguy hiểm không?"; "Tôi có thể sinh thường được không?".

Thật ra thai nhi bị tràng hoa quấn cổ không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Sau một thời gian, nhiều trường hợp bé tự tháo trong bụng mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thai kỳ, phần lớn thai nhi tràng hoa quấn cổ được bác sĩ chỉ định sinh mổ. Nói như vậy không có nghĩa là không có trường hợp sinh thường trong trường hợp này đâu mẹ nhé, thậm chí khá nhiều ca sinh thường. Quan trọng là trong thai kỳ mẹ phải theo dõi kỹ thai máy và tình trạng sức khỏe thai nhi.