Sinh con trai đầu lòng hay con gái đầu lòng sẽ khiến mẹ giảm áp lực hơn? Có những khác biệt trong chuyện này mà có lẽ chỉ người trong cuộc mới hiểu.

Em họ của My vừa mới sinh em bé vào tháng trước. Đó là một bé gái. Cả họ ai cũng mừng rỡ vì tính ra cả 3 thế hệ trong gia đình đều không có em bé gái nào cả.

Thời gian trôi qua, bé gái lớn lên vẫn chiếm trọn tình cảm của cả họ. Thế nhưng, mẹ chồng vẫn giục My phải sinh thêm đứa con thứ hai để chồng có trai cùng bầu bạn. Nhưng giờ đây My đã quá lâu không sinh nở. Lần sinh đầu cũng khó khăn lắm mới được mẹ tròn con vuông nên cô cũng không còn ý định sinh thêm. Ý tưởng lớn không gặp nhau, giữa mẹ chồng và con dâu đôi lúc cơm không lành, canh không ngọt. Nhưng My là người con dâu khéo léo và thông minh. Cô có thể vừa xoa dịu mẹ chồng vừa tập trung giáo dục con cái. Con gái của My càng lớn càng xinh đẹp, về khoản tài năng lại ăn đứt trai làng. Mẹ chồng thấy vậy cũng nguôi lòng và hạnh phúc với lựa chọn của con dâu.

hình ảnh

Ngày nay, suy nghĩ gia trưởng đã ít nhiều biến chuyển. Nhiều gia đình thậm chí còn hạnh phúc hơn vì họ chỉ có một cô con gái để dồn hết tình yêu thương và vốn đầu tư vào con mình.

Mọi người bắt đầu nói với nhau rằng con trai hay con gái đều như nhau, cùng là khúc ruột mẹ sinh ra. Nuôi dưỡng tốt thì con gái cũng có cơ hội thành đạt như con trai. Cha mẹ không phải quá bận lòng vì điều đó.

Tuy nhiên, nói gì thì nói vẫn có sự khác biệt giữa con trai và con gái.

Trước hết, vì giới tính khác nhau nên cách chăm sóc và nuôi dạy con cũng khác. Một số người nói rằng con gái sẽ cư xử đúng mực và nhạy cảm khi còn bé, trong khi con trai lại thường gây rắc rối. Đến lúc trẻ biết đi thì nuôi con trai lại càng vất vả hơn. Ngược lại, con gái rất ấm áp, có thể xoa dịu những muộn phiền của cha mẹ.

hình ảnh

Con trai và con gái khác biệt là vậy, sinh con trai đầu lòng và sinh con gái đầu lòng lại còn tồn tại những áp lực tâm lý vô hình khác lên chính đấng sinh thành:

Thực tế, tâm lý của người mẹ sinh con trai đầu lòng có nhiều khác biệt với người mẹ sinh con gái đầu lòng. Dù không nói ra nhưng ai cũng ngầm hiểu rằng sinh con trai đầu luôn là gánh nặng với vô vàn trách nhiệm nặng nề đặt lên vai đấng sinh thành.

Khi đứa trẻ còn nhỏ, nó luôn là đứa nhỏ tinh nghịch, quậy phá. Hàng xóm, thầy cô sẽ tìm tới cha mẹ để mắng vốn ít là đôi ba chuyện.

Khi lớn lên, con trai cũng cần phải chi tiêu nhiều hơn. Đầu tư giáo dục cho con trai cũng trở nên một áp lực nặng nề với nhiều bố mẹ.

Giáo dục con trai đầu lòng cũng là một áp lực to lớn vì nếu không khéo, con trai ra hư hỏng nó có thể ảnh hưởng xấu đến cả đàn em sau này.

Trong tương lai, con trai phải thành gia lập thất, nối dõi tông đường. Cha mẹ phải đứng ra lo đám cưới, lễ vật và gánh một phần trách nhiệm chăm sóc cháu. Chưa kể con trai đầu còn buộc phải có cháu đích tôn.

Trong khi đó, với con gái đầu lòng, cha mẹ thậm chí còn được chăm sóc ngược lại từ miếng ăn, giấc ngủ. Chỉ cần cha mẹ nhìn xa xăm, đăm chiêu là con gái đã hiểu nỗi lòng để tìm cách xoa dịu. Nguồn đầu tư cho con gái bao giờ cũng nhẹ nhàng hơn với cha mẹ. Con gái cũng ngoan ngoãn và biết vâng lời nên dễ dạy, dễ uốn nắn, chứ không hao tâm khổ tứ như con trai. Đến lúc gả chồng cho con, con gái đầu vẫn nặng lòng với gia đình, tìm về cha mẹ để săn sóc, chu toàn dù có ở xa. Điều này với đấng sinh thành là một sự an ủi lớn, nhất là khi đã về già.

Một khác biệt nữa là sinh con gái đầu lòng áp lực sẽ lớn hơn ở lần sinh sau nếu gia đình có suy nghĩ bảo thủ, muốn đủ nếp đủ tẻ hoặc muốn sinh con trai bằng được để nối dõi. Còn sinh con trai đầu lòng, ở lần sinh sau, mẹ sẽ chẳng phải hồi hộp chờ đợi quá nhiều. Tất nhiên, dù nhiều người tiến bộ vẫn cho rằng trai, gái như nhau nhưng thực tâm ai cũng cầu mong gái, trai đủ đầy.

Còn các mẹ thì sao? Áp lực sinh con trai đầu hay con gái đầu có thực sự là một trở ngại cho cuộc sống gia đình và mối quan hệ tình thân?