Khi bé mới bước vào nhà trẻ, tiếng khóc gần như là điều tất nhiên.
Tuy nhiên, một số cha mẹ không mạnh mẽ bằng con. Nhiều người cho rằng ngày đầu con đi học, mẹ sẽ khóc nhiều nhất. Sai rồi, cảm xúc của bố còn mạnh mẽ hơn. Hình ảnh các ông bố sướt mướt ngày tựu trường của con gần như không còn xa lạ nữa.
Trong 1 topic khá hot trên diễn đàn làm mẹ, một mẹ khoa hình ảnh ngày đầu tiên con gái cô đi học mẫu giáo, sau khi con gái được cô giáo đón vào lớp, bố không ngừng gạt nước mắt và khóc suốt đường về nhà. Mẹ nói đùa rằng nếu là con trai, bố chắc chắn sẽ không buồn như vậy.
Một mẹ khác thì kể: “Hai vợ chồng đèo nhau đưa con đến lớp, con cũng khóc nhưng cô dỗ thì cũng chịu vào. Hai vợ chồng vào xe ngồi, đột nhiên ông ý móc điện thoại ra gọi cho bà nội ở quê, bảo là hôm nay Cún đi trẻ ngày đầu rất ngoan. Thế rồi chẳng hiểu sao cả 2 mẹ con cùng khóc, tớ thì chẳng dám há miệng cười to”
Một ông bố khác thì bị vợ bêu xấu bằng cách chộp hình dáng đứng liu xiu của anh ngay trước lớp của con. Chị còn cho biết anh đã 3 lần rời đi rồi nán lại, cứ đứng ngẩn ngơ vì chẳng biết em bé đi học có nhớ bố mẹ không.
Những ông bố trên thì vẫn còn đỡ hơn ông bố chẳng thèm giữ ý giữ tứ mà đứng khóc tu tu ngay trước lớp con, vợ hỏi sao ông bố sướt mướt ngày tựu trường thì nhận được câu trả lời rằng: “Xót xa khi những đứa trẻ phải đối mặt với cuộc sống một mình khi còn nhỏ như vậy.”
Các học giả phương Tây tin rằng nếu một người có cảm xúc tiêu cực, họ sẽ được truyền sang người khác theo chuỗi, tức là được truyền từ người này sang người khác.
Khi trẻ đi học mẫu giáo, chúng có tâm lý lo lắng chia ly, vì chúng không muốn rời xa cha mẹ, không muốn rời khỏi ngôi nhà quen thuộc, không muốn thích nghi với môi trường mới và đặc biệt chúng rất dễ quấy khóc. Nếu cha mẹ cũng khóc, tâm trạng tồi tệ này sẽ được truyền sang trẻ và làm trầm trọng thêm nỗi lo xa cách của trẻ.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự lo lắng khi chia tay của cha mẹ có tác động đến sự lo lắng của trẻ em và là một trong những lý do quan trọng dẫn đến chứng rối loạn thích ứng với môi trường của trẻ. Cha mẹ phải hiểu được trạng thái tâm lý của trẻ, hỗ trợ nhà trường và vượt qua nỗi lo chia ly của chính con trẻ, bằng cách:
1. Trau dồi khả năng tự chăm sóc của trẻ
Trước khi trẻ vào nhà trẻ, chúng ta phải chú ý trau dồi khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ, giảm áp lực tâm lý. Ở trường mẫu giáo, bé phải tự ăn, mặc, đi vệ sinh và tự ngủ, những khả năng tự chăm sóc này phải được trau dồi ngay từ khi còn nhỏ,
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em nên bắt đầu tập đi vệ sinh khi được 18 tháng và nói chung có thể có khả năng tự đi vệ sinh khi được 2 tuổi rưỡi.
2. Giao tiếp với giáo viên nhiều hơn
Thường xuyên trao đổi với giáo viên và hỏi về kết quả học tập của con bạn ở trường sau giờ học. Có thể có những bất ngờ không mong muốn. Cha mẹ cho rằng trẻ không làm được việc, tuy nhiên trẻ có thể làm tốt hơn trong môi trường cho phép trẻ tự lập. Trước khi cho con vào nhà trẻ, bạn có thể tìm hiểu trước về tình hình của trường, biết về môi trường học, chế độ ăn uống, hãy chọn một trường mẫu giáo mà bạn cảm thấy an toàn cho con, con sẽ chấp nhận điều này.
3. Giao tiếp với các phụ huynh khác
Các bậc cha mẹ khác nhau sẽ có những giải pháp khác nhau, trao đổi với nhau, khuyến khích lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau và duy trì một tâm lý thống nhất trong cách đối phó với những nỗi sợ cho con. Bằng cách này, bọn trẻ có thể cùng nhau tiến bộ và thích nghi với trường mẫu giáo càng sớm càng tốt, và sự lo lắng của cha mẹ sẽ tự nhiên được giải tỏa.
4. Chuyển hướng sự chú ý
Hãy để bản thân bận rộn, tập trung vào công việc, tập trung làm việc, chuyển hướng chú ý và không tập trung vào đứa trẻ, sự lo lắng sẽ bị phân tâm và chuyển đi, và bạn sẽ không cảm thấy hoảng sợ suốt cả ngày.
Khi con bắt đầu bước vào nhà trẻ, cha mẹ và các bé sẽ có chút lo lắng, đặc biệt là các ông bố sướt mướt trong ngày con tựu trường. Dù thế nào cũng phải nhất quyết cho con đi nhà trẻ, để trẻ hình thành tự lập, học cách vượt qua thay đổi môi trường và khó khăn càng sớm càng tốt.
Bài và ảnh tổng hợp từ Sohu