Bàn tay và cổ tay chỉ cách nhau vài centimet nhưng lại quyết định an toàn hay nguy hiểm khi dắt trẻ nhỏ băng qua đường.

Khi dắt trẻ băng qua đường nhiều xe cộ, nếu cha mẹ mất cảnh giác hoặc không sử dụng đúng các phương pháp để bảo vệ con mình, con có thể gặp nguy hiểm. Như việc nắm bàn tay hay cổ tay con khi băng qua đường, rõ ràng chỉ cách nhau vài phân nhưng lại là chọn lựa trong gang tấc giữa an toàn và nguy cơ.

Tự tay dắt con qua đường lại suýt gặp tai nạn

Chị Xuân và chị Đan đều có con 3 tuổi đang học cùng trường mẫu giáo. Một lần 2 người mẹ cùng đi đón con. Vì đường đông nên họ chọn đỗ xe ở bên đường và 1 người sẽ qua đường đón 2 đứa trẻ.

Vì chị Xuân rất ít khi đi đón con, hôm nay nghe có mẹ đến đón, con trai cô vui đến nỗi đang lúc sang đường vì tự giật tay mình ra khỏi tay chị Đan để chạy ùa về phía mẹ. Lúc này một chiếc ô tô lao tới, 2 người mẹ như đứng tim tại chỗ, may là tài xế thắng kịp nên đứa trẻ an toàn, chỉ bị sợ hãi.

Trên thực tế, nhiều vụ tai nạn giao thông của trẻ xảy ra không phải do cha mẹ thiếu ý thức an toàn, chỉ là cha mẹ nghĩ việc nắm bàn tay con khi sang đường đã đủ an toàn, dễ cảm thấy yên tâm nên lơ là.

hình ảnh

Ảnh: twgreatdaily

Qua câu chuyện này, những người mẹ chỉ muốn gửi đến thông điệp hãy nắm thật chặt trẻ nhỏ khi băng qua đường, không phải bàn tay mà là cổ tay. Lý do không nên nắm bàn tay trẻ em khi sang đường chính là có 3 mối nguy tiềm ẩn dưới đây.

3 lý do không nên nắm bàn tay trẻ nhỏ khi sang đường

1. Đứa trẻ nghịch ngợm, con dễ giật tay mình khỏi tay mẹ

Trẻ mầm non chưa nhận biết nhiều về an toàn giao thông và những nguy hiểm từ xe cộ. Cộng thêm độ tuổi nghịch ngợm, hoạt bát, dễ mất kiểm soát, có thể tùy ý vuột khỏi tay mẹ, chạy loạn trên đường đông xe cộ mà mẹ còn không kịp phản ứng.

2. Bàn tay nhỏ dễ bị tuột ra

Bàn tay của trẻ con thường rất nhỏ, vì nhỏ và linh hoạt nên chúng có thể dễ dàng tuột khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ.

hình ảnh

Ảnh: thepaper

3. Trượt tay con ra do mồ hôi

Lòng bàn tay của trẻ dễ ra mồ hôi nên khi nắm bàn tay con cha mẹ dễ bị trơn tay và dễ trượt ra, thậm chí khó nắm tay con lại ngay được.

Đảm bảo an toàn cho con khi sang đường

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Việt Nam, trung bình mỗi năm có tới 2.000 trẻ em ra đi vì tai nạn giao thông trên toàn quốc. Việc bảo đảm an toàn cho con trẻ khi tham gia giao thông cần các bậc cha mẹ phải quan tâm thật kỹ.

1. Cha mẹ bế trẻ hoặc nắm chặt cổ tay khi sang đường

Đối với một số trẻ nhỏ mới tập đi, tốt nhất cha mẹ nên bế con. Với trẻ đã đi thành thạo, cha mẹ nên nắm cổ tay con sang đường thay vì nắm bàn tay con. Nếu đang nắm cổ tay, khi trẻ chạy về phía trước, tay người lớn sẽ ngay lập tức trượt ngược từ cổ tay trẻ xuống lòng bàn tay, tạo thành trạng thái "khóa", vì vậy trẻ sẽ khó thoát ra được, có thể giảm 80% rủi ro.

hình ảnh

Ảnh: bitauto - cunman

2. Giáo dục an toàn giao thông đầy đủ cho con

Trước hết, dạy con tham gia giao thông theo tín hiệu đèn như đèn xanh đi, đèn đỏ dừng, tín hiệu đèn của người đi bộ. Dạy con đi đúng làn đường bên phải, đi bộ thì đi trên vỉa hè, sang đường phải đi đúng vạch kẻ. Đặc biệt với trẻ nhỏ phải dặn dò con thật kỹ không được tùy ý sang đường khi không có người lớn, không chạy nhảy, rượt đuổi trên đường hoặc gần đường.

3. Đừng để con tập tự đi qua đường quá sớm

Với trẻ nhỏ đừng để con tập tành tự qua đường quá sớm, rất nguy hiểm, vì con không thể phản xạ nhanh và phối hợp mắt, chân, não nhạy bén như người lớn.