Mang thai có nên sử dụng điện thoại không? Bà bầu dùng điện thoại có ảnh hưởng tới thai nhi không? là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu hiện đại ngày nay quan tâm tìm hiểu.
Thời đại công nghệ thông tin phát triển, điện thoại di động là vật thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người. Một chiếc điện thoại thông minh sẽ mang đến nhiều trải nghiệm và tiện ích trong cuộc sống. Tuy nhiên, quá trình sử dụng điện thoại thông minh, wifi,…sẽ phát ra bức xạ, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dùng như mệt mỏi, giảm trí nhớ, giấc ngủ gián đoạn.
Theo công bố mới nhất một nghiên cứu của Q&Me về xu hướng ứng dụng điện thoại tại Việt Nam 2019 thì người Việt trung bình dành 4 tiếng trong ngày dùng điện thoại thông minh. Trong đó, khoảng 30% sử dụng điện thoại trên 5 tiếng một ngày. Trung bình, người dùng Việt dành đến 65% thời gian cho việc sử dụng điện thoại. Con số này cho thấy việc dùng điện thoại đang chiếm thời lượng lớn trong ngày của mỗi người. Những tác hại của việc dùng điện thoại quá nhiều rõ ràng đã được cảnh báo.
Việc mang thai sử dụng điện thoại di động quá nhiều càng phải thận trọng hơn để tránh được những ảnh hưởng không tốt tới sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Bà bầu có được dùng điện thoại không?
Điện thoại di động khi hoạt động sẽ phát ra bức xạ điện từ, đây là một dạng bức xạ không ion hóa. Bức xạ này có mức sóng năng lượng thấp, không xâm nhập sâu vào các mô của con người, tuy nhiên có thể gây hại đến thị lực. Hiện nay, mỗi loại điện thoại di động sẽ được đánh giá dựa trên tần số bức xạ phát ra. Mỗi nhãn hiệu và kiểu dáng điện thoại khác nhau sẽ có mức tần số bức xạ khác nhau. Dựa vào đó, các nhà nghiên cứu đã cho ra đời xếp hạng tỷ lệ hấp thụ bức xạ điện thoại cụ thể, hay còn gọi là giá trị SAR. Theo đó, giá trị SAR của điện thoại càng cao, lượng bức mà người dùng hấp thụ càng nhiều.
Theo nghiên cứu của một số chuyên gia, việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều khi mang thai có thể mang đến nhiều bất lợi cho thai nhi. Cụ thể là ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ, nguy cơ dẫn đến hành vi tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi và cảm xúc ở trẻ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng không có bằng chứng cụ thể cho việc sử dụng điện thoại ảnh hưởng tới bà bầu. Vì vậy nếu còn lấn cấn chuyện mang thai có nên sử dụng điện thoại không? thì nên hiểu rằng có thể sử dụng nhưng phải hạn chế việc dùng quá nhiều trong thai kì. Tuy chưa có bằng chứng cụ thể cho việc ảnh hưởng tới thai nhi, nhưng việc lạm dụng điện thoại cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu. Điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng phần nào tới thai nhi trong bụng đấy.
Mang thai sử dụng điện thoại như thế nào an toàn?
Việc sử dụng điện thoại quá nhiều trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có thể kiêng sử dụng điện thoại trong thời gian dài được. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng, khi sử dụng điện thoại mỗi ngày, mẹ bầu cần chú ý những điều sau:
- Bà bầu không nên sử dụng điện thoại thường xuyên, chỉ nên sử dụng trong những trường hợp thật cần thiết.
- Nếu gia đình có điện thoại cố định thì nên ưu tiên sử dụng, đồng thời tránh việc gọi điện quá lâu.
- Bà bầu không nên để điện thoại trước ngực, gần bụng vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tim mạch và nội tiết tố của cơ thể.
- Khi ngủ không nên để điện thoại ở đầu giường, để điện thoại càng xa đầu nằm càng tốt. Nên để chế độ tắt wifi, tắt điện thoại khi ngủ vào ban đêm.
- Bà bầu tuyệt đối không sử dụng điện thoại khi đang sạc pin, vì đây là thời điểm các linh kiện nóng lên làm tăng lượng bức xạ.
- Khi tín hiệu điện thoại yếu thì tuyệt đối không nên sử dụng, hạn chế lượng bức xạ hấp thụ vào cơ thể. Chỉ sử dụng điện thoại nơi có tín hiệu mạnh.
Vấn đề mang thai có nên sử dụng điện thoại không? đã được chia sẻ chi tiết trong bài viết trên đây. Thông qua chia sẻ này, mong rằng các mẹ bầu sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc thai kỳ. Đảm bảo thai nhi của mình phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất mỗi ngày.