Sở dĩ lấy máu gót chân sơ sinh cần thiết là do biện pháp này có thể giúp phát hiện và điều trị sớm một số bệnh lý bẩm sinh cho trẻ nhỏ đấy ạ!

Hồi hộp quá các mẹ ơi! Mới đây mà chỉ còn 2 tháng nữa là đến ngày dự sinh của em rồi. Hôm qua trưa rảnh rỗi, em với bà chị đồng nghiệp mới ngồi “tám” chơi, đang ngồi nói đủ thứ trên trời dưới bể thì bà í bỗng nhắc:

- Này, mai mốt đi sinh nhớ phải lấy máu gót chân cho con nhé, lúc sinh Bo chị bị sót khâu này, tiếc đứt cả ruột.


- Ớ, lấy máu gót chân là sao cơ chị?


- Gì? Cô sắp sinh đến nơi rồi mà lấy máu gót chân sơ sinh cũng không biết sao? Làm cái này tầm soát được bệnh hiểm nghèo luôn đấy, về tìm hiểu đi nhá kẻo lại ân hận giống chị thì khổ! 

Nghe bà í nói thế, em cũng lật đật tìm xem lấy máu gót chân sơ sinh là cái gì. Xem xong một loạt thông tin mới hiểu, trời ơi thiệt tình, biện pháp sàng lọc quan trọng thế mà đó giờ chẳng biết, may mà có bà chị nhắc nhở huhu. Các chị ai sắp sinh cũng nên quan tâm vấn đề này nhé, đừng “gà mờ” như em kẻo con lại bị thiệt thòi. Ai chưa biết có thể tham khảo những thông tin em chia sẻ lại dưới đây nè.

Tại sao nên lấy máu gót chân để sàng lọc sơ sinh cho trẻ?

Khi con chúng ta chào đời, bé có thể mắc các căn bệnh chuyển hóa bẩm sinh hoặc rối loạn nội tiết tố. Tuy nhiên, lúc này em bé còn quá nhỏ, các dấu hiệu bệnh chưa bộc lộ rõ ràng nên sẽ không dễ để phát hiện, đến lúc tìm ra bệnh thì thường đã khá muộn và việc điều trị sẽ rất khó khăn. Vì thế, lấy máu gót chân trong những ngày đầu khi vừa sinh sẽ giúp chúng ta biết được liệu bé có bệnh lý gì nguy hiểm hay không để xử lý từ sớm.

hình ảnh

Theo thông tin em tham khảo được, lấy máu gót chân sơ sinh có thể phát hiện một số bệnh lý điển hình ở trẻ như:

  • Suy giáp: Suy giáp bẩm sinh là căn bệnh khá nguy hiểm, lúc này tuyến giáp của bé không sản sinh ra được lượng hormone cần thiết để cung cấp cho cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cả trí não của bé.
  • Thiếu men G6PD: Bệnh này là bệnh di truyền nhiễm sắc thể, bệnh gây vàng da ở trẻ sơ sinh và nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, thiếu men G6PD có thể khiến trẻ mắc các căn bệnh về não, chậm phát triển, nghiêm trọng nhất là nguy cơ tử vong khá cao. 
  • Tăng tuyến thượng thận: Khi bị tăng tuyến thượng thận, hai hormone cortisol và aldosterone nơi thượng thận của bé sẽ không sản sinh được như bình thường dẫn đến tình trạng bộ phận sinh dục của các bé gái dần có xu hướng phát triển theo hướng nam tính.

Lấy máu gót chân có nguy hiểm không?

Lấy máu gót chân sơ sinh hoàn toàn không nguy hiểm mà còn đặc biệt cần thiết nha các chị ơi. Có nhiều chị nghe đến máu thì thấy sợ, lo con bị đau nhưng em có hỏi bác sĩ rồi, xét nghiệm này thực hiện rất đơn giản và nhanh chóng.

Các bé tốt nhất nên được lấy máu gót chân trong khoảng thời gian từ 2-7 ngày sau sinh. Khi thực hiện xét nghiệm, các nhân viên y tế sẽ tiến hành dùng kim chích vào phần gót chân để lấy 1-2 giọt máu vào giấy chuyên dụng để đem đi xét nghiệm. Sau khoảng 7-10 ngày sẽ có kết quả xét nghiệm và tùy vào mỗi bệnh lý, thời gian trả xét nghiệm cũng sẽ khác nhau đó các mẹ.

Đọc qua những chia sẻ trên thì chắc các mẹ cũng hiểu được tầm quan trọng của việc lấy máu gót chân sơ sinh rồi. À chia sẻ cho các mẹ một bí quyết em mới học được nữa, để lấy máu dễ dàng hơn, trước khi xét nghiệm tầm 3-5 phút, mẹ có thể dùng khăn thấm nước ấm, vắt khô chừng 41 độ ủ gót chân cho con nhé. Chúc mẹ và các bé luôn khỏe mạnh nè.