Một số phụ huynh than phiền: Các đề toán ngày nay khó quá, các môn học không chỉ chuyên sâu mà còn đầy rẫy những cái bẫy. Một số giống như những câu đố trí não, một số khác lại kiểm tra nhận thức chung về cuộc sống của trẻ. Trẻ bối rối và phụ huynh cũng vậy.

Đối với một số câu hỏi “rõ ràng”, trẻ luôn mắc bẫy, nhất thời phụ huynh không biết sai ở đâu, cho rằng giáo viên không công bằng.

“Con tôi làm bài sai chỗ nào?” Người mẹ tức giận yêu cầu cô giáo tại sao lại cho rằng 3600:4=900 là sai.

Một người mẹ ở đại lục chia sẻ kinh nghiện kèm con của mình. Điểm toán của con trai họ luôn là niềm tự hào của gia đình. Vả lại, nếu học tốt các môn khoa học tự nhiên thì lớn lên chọn ngành cũng dễ. Tuy nhiên, có lần con bị trừ 2 điểm môn toán, mẹ rất bất ngờ khi nhìn thấy đáp án và không biết con mình đã sai ở đâu.

Mẹ lấy bài kiểm tra ra và xem, câu hỏi đặt ra là:

“Cửa hàng nhạc cụ mua vào 9 cây vĩ cầm, tổng trị giá là 3.600 nhân dân tệ. Vậy giá mỗi chiếc đàn bao nhiêu là hợp lý?”

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Sina)

Phía dưới có 3 đáp án lần lượt là 398, 400, 498. Vì đứa trẻ nghĩ 3600:9=400 nên nó không ngần ngại chọn phương án 400 nhân dân tệ. Nhưng giáo viên đã gạch đi và trừ học sinh 2 điểm. Người mẹ nhìn bài làm của con thì hoàn toàn không hiểu con đã sai chỗ nào.

“Có phải là cô bất công với con mình không?” Nghĩ đến đây, mẹ càng tức giận hơn và nhắn tin riêng yêu cầu cô giáo giải thích. Vì thế giáo viên đã hẹn mẹ khi buổi chiều đến đón con thì gặp riêng cô tại văn phòng. Tại đây, cô giáo đã lấy một tờ giấy mới và bắt đầu giải thích.

Câu hỏi này đúng về mặt thuật toán, nhưng câu hỏi hỏi về "giá bán hợp lý" chứ không phải "giá mua". Nếu ta được yêu cầu bán một thứ gì đó, ta có mua nó với giá 400 nhân dân tệ và bán nó với giá 400 nhân dân tệ không? Trong các kết quả được đưa ra, 498 là con số khá hợp lý. Nếu cửa hàng đưa ra giá bán là 400 thì họ hoàn toàn không có lãi.

Lúc này mẹ mới chợt nhận ra, những nghi ngờ trong mẹ đã được giải quyết. Bản thân người mẹ cũng bất ngờ trước lời giải thích trên nhưng cũng thừa nhận nó rất hợp lý.

Trong cuộc sống, có thể có lúc thầy cô sửa sai một câu mà phụ huynh cho rằng con mình đúng. Lúc này nên xử sự như thế nào, có nên trực tiếp chất vấn giáo viên. Điều này là cần thiết bởi vì:

-  Nếu thực sự là giáo viên sai, trẻ sẽ sai theo, vì thế cha mẹ có thể thẳng thắn trao đổi vấn đề với giáo viên.

-  Nếu câu hỏi “kỳ lạ” như trường hợp trên, cha mẹ cũng nên biết trẻ sai ở đâu, lần sau rút kinh nghiệm, thay vì giấu giếm không dám hỏi.

- Báo cáo tình huống với giáo viên là được, nhưng tất nhiên phải chú ý đến phương pháp. Ví dụ, phụ huynh có thể trao đổi riêng với giáo viên và tham khảo ý kiến ​​với thái độ giải quyết vấn đề, thay vì tỏ thái độ nóng nảy ngay từ đầu.

Những kỳ thi ngày nay cũng là cuộc kiểm tra khả năng toàn diện của trẻ, nếu cha mẹ chỉ chú trọng cho con học những kiến ​​thức trong sách giáo khoa thì dễ trở nên thiếu kinh nghiệm sống, thiếu thực hành xã hội, không tốt cho sự phát triển của con.

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Sina)

Nhà văn nổi tiếng Mark Twain từng nói: “Tôi chưa bao giờ để trường học ảnh hưởng đến việc học tập của con mình”. Có thể thấy, sự phát triển toàn diện của trẻ cũng phụ thuộc vào sự giáo dục của gia đình. Vì thế, nếu có thể thì cha mẹ hãy làm những điều sau:

1. Đưa con đi khám phá thế giới thường xuyên hơn

Nếu điều kiện tài chính cho phép, cha mẹ nên thực sự đưa con đi dạo, quan sát, trau dồi kiến ​​thức và mở rộng tầm nhìn.

Nếu điều kiện tài chính có hạn, cha mẹ cũng có thể đưa con đến thư viện, viện bảo tàng, công viên thường xuyên hơn để bé có thể tìm hiểu các kiến thức bên ngoài

2. Giúp bé hình thành thói quen đọc sách tốt

Kiên trì đọc sách cũng có thể nâng cao kiến ​​thức của trẻ và trau dồi tư duy logic chặt chẽ của trẻ. Trẻ đọc nhiều có tính tình khác, có tầm nhìn xa và phản ứng tốt hơn khi gặp vấn đề, sẽ không bị tổn thương bởi một va chạm nhỏ và mất hết tự tin.