Ngỡ ngàng trước hành trình 9 tháng 10 ngày quá tuyệt vời của con trong bụng mẹ!



40 tuần mang thai mẹ sẽ phải qua vô vàn những cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ phôi thai đến một cơ thể bé bỏng hoàn thiện là một hành trình vô cùng kỳ diệu. Có bao giờ mẹ băn khoăn con trong bụng đang phát triển như thế nào qua từng ngày không? Nếu có thì hãy theo dõi hành trình lớn lên vô cùng đáng yêu của thai nhi trong 9 tháng 10 ngày dưới đây nhé.


Sau khi tinh trùng gặp được trứng và tạo thành phôi, phôi sẽ quay ngược lại về tử cung làm tổ. Trong 4 tuần đầu, em bé chỉ là một phôi thai vô cùng nhỏ và cơ thể của mẹ cũng chưa có bất cứ thay đổi gì quá nhiều nên có một số chị em vẫn chưa nhận ra là mình đang mang bầu. Bắt đầu bước qua tuần thứ 5, thai nhi sẽ có những bước phát triển đáng kinh ngạc.


Thai nhi 5 tuần: Đây cũng là những nền móng đầu tiên trong việc phát triển của thai nhi tuy nhiên sự phát triển đó xảy ra vô cùng nhanh chóng. Ở giai đoạn này, những tế bào não có những bước hình thành và phát triển. Các dấu hiệu mang thai cũng dần hiện ra rõ hơn, lúc này mẹ có thể dùng que thử hoặc đi khám để biết chính xác kết quả.


Thai nhi 6 tuần tuổi: Một sự phát triển đáng kể, thai nhi bắt đầu có các bộ phận như mũi, miệng, tai, tim cũng dần dần hình thành, bác sĩ có thể nghe rõ được nhịp tim của bé thông qua siêu âm (khoảng 100 – 160 lần/phút). Nghe có vẻ khá hoàn thiện nhưng giai đoạn này nếu mẹ nhìn thấy, con sẽ chỉ trông giống một con nòng nọc có đuôi mà thôi.


Thai nhi 7 tuần tuổi: Các màng ngón tay, ngón chân của em bé sẽ được hình thành. Trong khoảng thời gian này, mũi, mi mắt hay ngón tay, ngón chân đều có thể nhìn thấy rõ chứ không chỉ là những đốm đen. Gan của bé thì đang tích cực sản xuất hồng cầu cho đến lúc xương tủy hình thành và hoàn thiện.



Thai nhi 8 tuần tuổi: Ở tuần này cân nặng của bé vào khoảng 1 gr, chiều dài khoảng 1,5 cm, con bắt đầu lớn nhanh hơn do hệ xương đang dần hoàn thiện, ngón tay ngón chân cũng dài hơn rất nhiều, phần đầu phân chia mắt, mũi, miệng rõ ràng và em bé cũng có thể uốn cong cả khuỷu tay và đầu gối nữa đó.


Thai nhi 9 tuần tuổi: Lúc này con đã dài khoảng 2,3 cm, van tim và mầm răng cũng xuất hiện mặc dù sau 6 tháng tuổi con mới bắt đầu mọc răng. Hệ cơ quan sinh dục cũng dần hình thành.


Thai nhi 10 tuần tuổi: Một trong những hoạt động yêu thích vào thời kỳ này của con đó chính là nắm chặt bàn tay lại rồi mở ra. Não bộ cũng bắt đầu tăng trưởng nhanh về kích thước, mẹ nên tập trung bổ sung những thực phầm nhiều axit folic, Omega-3 để con thông minh vượt bậc.


Thai nhi 11 tuần tuổi: Hệ thần kinh và não bộ vẫn tiếp tục phát triển nhanh đến chóng mặt, thanh quản cũng dần hình thành và con rất thích gập tay, đá chân.


Thai nhi 12 tuần tuổi: Thời điểm này thai nhi khỏe mạnh vẫn có nhịp tim gấp đôi người lớn (khoảng 120 – 160 lần/phút), con cũng biết hít thở, đi vệ sinh trong bụng mẹ, các khớp thần kinh hình thành chặt chẽ trong não bộ và các cơ quan nội tạng cũng cơ bản hoàn thiện về chức năng.


Thai nhi 13 tuần tuổi: Con đã đạt được độ dài khoảng 5 cm, có dấu vân tay của riêng mình, ngoài ra con cũng đã biết cau mày, mút tay và nhăn mặt nữa đấy nhé!


Thai nhi 14 tuần tuổi: Các cơ quan sinh sản bắt đầu hiện ra rõ hơn tuy nhiên mẹ vẫn chưa thấy được đâu. Dây thần kinh, cột sống cũng sẽ hình thành trong giai đoạn này.



Thai nhi 15 – 16 tuần tuổi: Ở tuần này con đạt được cân nặng khoảng 70 gr, mắt con có thể chớp và nhận ra ánh sáng bên ngoài bụng mẹ. Đây là giai đoạn thích hợp để bắt đầu áp dụng những phương pháp thai giáo. Ngoài ra, hệ xương cũng phát triển mạnh mẽ nên mẹ nhớ bổ sung nhiều canxi cho con nha.


Thai nhi 17 – 20 tuần tuổi: Chiều dài của con trong giai đoạn này đã đạt khoảng 16,4 cm. Bé bắt đầu trở nên vô cùng hiếu động vì tứ chi đã hoàn thiện và mọc đều trên cơ thể, không những thế, tóc cũng bắt đầu mọc lên rồi nè mẹ ơi.


Thai nhi 21 – 24 tuần tuổi: Bé đã bắt đầu ra dáng một đứa trẻ sơ sinh với những đường nét rõ ràng, thân hình tròn trịa. Mắt con bắt đầu chớp và tai cũng lắng nghe được rất nhiều rồi, ở tuần 24, mẹ cũng hãy chuẩn bị tinh thần để cảm nhận được những hoạt động thai máy đầu tiên của con.


Thai nhi 25 – 27 tuần tuổi: Các cơ quan chức năng như thận, phổi, hệ tiêu hóa của thai nhi hoạt động mạnh mẽ. Đây cũng là giai đoạn bé hiếu động nhất với những cú đạp, tung, xoay người để chứng tỏ rằng mình đang rất khỏe mạnh.


Thai nhi 28 tuần tuổi: Cân nặng hiện tại của bé vào khoảng 1 kg, não bộ phát triển gần như hoàn thiện, tay chân cũng cứng cáp hơn hẳn so với ban đầu.


Thai nhi 29 tuần tuổi: Cha mẹ nên dành thời gian chơi đùa, trò chuyện cùng con vì bé đã bắt đầu có thể nhận ra giọng của người khác rồi đó. Thị lực của con cũng phát triển vượt trội trong giai đoạn này.



Thai nhi nhi 30 – 34 tuần tuổi: Thai nhi đã có thể nhắm mở mắt linh hoạt, phổi hoàn thiện và bắt đầu có quá trình xoay chuyển ngôi thai. Thời điểm này con có cân nặng khoảng 2 kg, mẹ hãy tích cực bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để con chào đời đủ chuẩn, khỏe mạnh và không bị còi cọc nha.


Thai nhi 35 – 40 tuần tuổi: Bé sẽ bắt đầu lên cân rất nhanh, cân nặng trung bình 2,6 kg và vẫn còn có thể tăng nữa.


Hình dạng và các bộ phận trên cơ thể đã hoàn thiện, nếu không có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe thì nếu chào đời trong khoảng thời gian này, bé vẫn sẽ an toàn và khỏe mạnh. Lớp mỡ không ngừng dày lên với mục đích giữ thân nhiệt cho con đến lúc được sinh ra. Hãy chuẩn bị tất cả mọi thứ chu đáo để đón chào con yêu đến với thế giới nào các mẹ ơi!


Xem clip: