Người cha là trụ cột của gia đình, cho con cảm giác an toàn, được bảo vệ. Trong giáo dục con cái, có một số điều chỉ có người cha tốt mới có thể dạy cho con.
Mẹ là người đồng hành và gần gũi nhiều nhất với con từ giai đoạn bào thai cho đến khi con trưởng thành. Tuy nhiên, vai trò của người cha cũng rất quan trọng. Trong gia đình, cha là người đàn ông mạnh mẽ, là trụ cột bảo vệ vợ con. Một tổ ấm trọn vẹn không thể vắng mặt cha. Một người cha tốt sẽ truyền cho con những nét nam tính của một người đàn ông như tư duy lý tính, ý chí kiên cường, sức mạnh, lòng khoan dung, đôi khi là sự nghiêm khắc. Trong một vài khía cạnh, người cha có thể thực hiện tốt vai trò giáo dục con cái hơn cả mẹ. Theo đó, có 13 điều chỉ người cha tốt mới có thể dạy cho con.
5 kiểu người cha thất bại trong việc nuôi dạy con gái, làm hỏng tương lai con
Ảnh minh họa: Internet
1. Lắng nghe
Trẻ nhỏ thường không tập trung quá lâu khi lắng nghe người khác. Người cha có thể dạy con lắng nghe bằng cách. Khi giao tiếp, con nên tự hỏi rằng “Liệu những gì người khác biết về tôi có phải là nhiều hơn tôi biết về người khác?” Nếu câu trả lời là “có”, con nên nói ít và lắng nghe nhiều hơn.
2. Học cách xin lỗi
Chỉ mất 1 giây để nói "Tôi xin lỗi" nhưng hầu hết mọi người đều cảm thấy khó nói, nhất là với trẻ em. Nếu muốn con học cách xin lỗi, trước tiên cha phải phát triển phẩm chất tốt, đó là dũng cảm để nhận lỗi và chấp nhận sửa sai. Người cha hãy làm gương để con biết rằng nói lời xin lỗi không phải hèn nhát, mà là dũng cảm.
3. Sự cống hiến
ý nghĩa của sự cống hiến đôi khi quá trừu tượng với một đứa trẻ. Thay vào đó hãy cho con trải nghiệm để hiểu. Cha có thể cùng con tham gia vào các hoạt động tình nguyện hoặc tặng một món đồ chơi mà con không còn thích, hoặc quyên góp tiền lì xì cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Quá trình này giúp trẻ hiểu sự cống hiến có thể mang lại lợi ích cho người khác, trẻ biết cách quan tâm và giúp đỡ người khác.
4. Thất bại một cách thanh lịch
Trẻ em chắc chắn sẽ thất bại khi chúng tham gia vào các trò chơi và thi đấu. Điều quan trọng là cách con ứng xử khi thất bại. Lúc này, bố phải dạy con: “Khi thất bại, con vẫn có thể bắt tay chúc mừng đối thủ, điều đó chứng tỏ con có ứng xử văn minh, khi đó thất bại chính là “chiến thắng””.
5. Khả năng thích nghi với sự thay đổi
Mẹ là người chu toàn nên thường sắp xếp mọi thứ cẩn thận trước cho con. Trong khi người bố thường hiếm quan tâm, hay kiểu “cứ để sau”. Đôi khi tâm lý này của cha có thể nuôi dưỡng cho con khả năng thích ứng với sự thay đổi và những điều mới mẻ tốt hơn.
6. Tích cực và lạc quan
Khi âu yếm con, người mẹ lúc nào cũng nhẹ nhàng thì người cha lại thích tung hứng và có những hành động mạnh bạo khác. Kiểu kích thích này của bố có thể xây dựng và phát triển sự lạc quan và nét tính cách mạnh bạo.
7. Đối mặt với thất bại
Đây cũng là một trong những điều một người cha có thể dạy cho con. Trong khi các bà mẹ có thể xót khi thấy con thất vọng. Nhưng các ông bố lại sẵn sàng cho con trải qua một chút thất vọng. Chỉ khi trải qua nó, đứa trẻ sẽ học cách đối mặt với các vấn đề lớn hơn khi chúng bước vào đời.
8. Sự kiên trì
Sự trưởng thành của bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua những thăng trầm khác nhau. Trước những thách này, vai trò của người cha rất cần thiết. Sự kiên trì của người cha có thể truyền cảm hứng cho con cái để con biết rằng cuộc sống luôn đầy những bất trắc và những điều không suôn sẻ, điều quan trọng là con phải vững vàng, không bỏ cuộc và đi đến cùng.
9. Sự độc lập và can đảm
Khó khăn và thất bại là cơ hội để rèn ý chí và trí tuệ của một người. Trong quá trình trưởng thành, đứa trẻ cũng cần sự giúp đỡ của cha mình. Khi con gặp khó khăn trong cuộc sống, bằng kinh nghiệm sống của mình, cha hãy hướng dẫn và giúp đỡ bằng cách ủng hộ sự lựa chọn của con, khuyến khích con có trách nhiệm với cuộc sống của mình.
10. Sống có nguyên tắc
Khi trẻ được 2 đến 4 tuổi, cha mẹ cần phải cứng rắn nói “không” trước những yêu cầu và hành động không đúng đắn của trẻ. Nếu không, rất khó để nâng cao nhận thức của trẻ em về các quy tắc.
Về mặt này, người cha có trách nhiệm đặc biệt. Đứa trẻ ban đầu chấp thuận các quy tắc của gia đình và sau đó dần dần nhận ra các chuẩn mực xã hội. Sự hướng dẫn của người cha có thể khiến trẻ thích nghi tốt hơn với xã hội, tránh nảy sinh các vấn đề hành vi, trở thành tội phạm.
11. Rộng rãi
Đây là một trong những điều một người cha tốt có thể dạy cho con. Tư duy rộng rãi là một đặc điểm tính cách quan trọng của một người cha tốt. Thái độ cởi mở của người cha đối với cuộc sống cũng sẽ có tác động đến sự hình thành tính cách của trẻ.
12. Sự tự lập
Đối với bất kỳ đứa trẻ nào, sự siêng năng và tự chủ sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của cuộc đời đứa trẻ. Ngay cả khi điều kiện gia đình tốt, cha mẹ vẫn cố tình nuôi dưỡng cho con lối sống giản dị và và tiết kiệm. Điều đó giúp trẻ xây dựng quan điểm đúng đắn về tiền bạc, biết lao động để kiểm tiền, không phụ thuộc gia đình hay ai khác.
13. Sở thích thể thao
Việc tập luyện không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn rèn một tâm trí mạnh mẽ. Ngoài việc quan tâm kết quả học tập, đừng quên giúp con phát triển thói yêu thể thao. So với người mẹ, bố có thể mạnh về thể thao hơn. Do đó, cha là hình mẫu tốt nhất và là người huấn luyện giỏi nhất của con.
Nguồn: QQ