Phương pháp sinh thường đem lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé nhưng không có gì là hoàn hảo tuyệt đối. Các bé sinh thường có thể bị dẹt đầu khiến mẹ phải xót xa khi nhìn thấy con.

Hình ảnh một em bé sơ sinh bị dẹt đầu ở Trung Quốc được Weibo đưa tin đã lan truyền rộng khắp sau đó chỉ ít giờ. Nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị bẹp đầu, thóp trước lõm sâu xuống thay vì tròn trĩnh như thường lệ. Điều này khiến các mẹ bỉm sữa trông thấy không khỏi xót xa.

hình ảnh

Hẳn ai từng chọn sinh thường đều biết, con muốn ra ngoài phải qua đường sinh và vật lộn với nhiều đau đớn cùng mẹ.

Thông thường, khi thai nhi đến giai đoạn luồn ra cửa sinh, đầu sẽ ra trước. Các bác sĩ và y tá khi đã nhìn thấy đầu của em bé sẽ bắt đầu quy trình đỡ sinh chính thức. Trong quá trình này, người mẹ cần làm theo những hướng dẫn của các nhân viên y tế để cùng phối hợp đưa em bé ra ngoài an toàn.

Trên thực tế, những kiến ​​thức trong quá trình sinh nở đã được các mẹ cập nhật trước sinh thông qua các lớp tiền sản. Tuy nhiên, hộ sinh vẫn đóng vai trò quan trọng trong lúc chuyển dạ, sinh nở và rặn đẻ. Họ có thể giúp các bà mẹ giảm căng thẳng, ổn định cảm xúc và cùng bác sĩ theo dõi mức độ an toàn của ca sinh.

Nếu đầu thai nhi quá lớn hoặc rặn yếu làm tăng nguy cơ ngạt hoặc khiến thai nhi biến dạng đầu, bác sĩ sẽ phải dùng đến thủ thuật rạch tầng sinh môn để nới rộng đường cho em bé ra ngoài, rút ngắn quá trình sinh nở đau đớn, giảm nguy cơ thiếu oxy và ngạt thở.

Khi đầu đã ra, vai của em bé cũng được luồn lách ra ngoài. Nhưng vì vai rộng nên nó dễ làm mẹ bầu bị tổn thương. Do đó, thông thường, khi đầu của em bé đã nhú ra ngoài, nhân viên y tế sẽ giữ đầu em bé, xoay sang một bên, luồn một vai ra trước, sau đó kéo vai còn lại ra sau.

Khi đầu và vai đã ra ngoài, nhân viên y tế sẽ giữ bằng tay và từ từ kéo cho đến khi mông của em bé lộ ra. Cuối cùng là khâu cắt và làm sạch dây rốn.

Khoảnh khắc được nhìn con cất tiếng khóc oe oe đối với các bà mẹ vừa qua cửa sinh là một liệu pháp xoa dịu đau đớn hiệu quả hơn bất kỳ loại thuốc gây tê nào.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sinh khó, mẹ rặn không dứt hơi mà em bé phải mang di chứng sau đó. Trường hợp bé sơ sinh bị bẹp đầu kể trên để lại nhiều tiếc nuối. Khi nhìn hình ảnh ấy, không ít người đã tỏ ra lo lắng cho bé:

“Trời, không biết sau này có trở lại cái đầu bình thường được không đây. Thương quá”

“Nhìn đầu con bẹp thế não có ảnh hưởng gì không?”

“Ôi thế này có ảnh hưởng đến não bé không?”

“Cái này là mẹ sinh khó rồi. Rặn không dứt hơi, đầu thụt ra thụt vào dễ bẹp lắm.”

“Nhìn mà xót quá, dù không phải con mình cũng vậy. Bảo sao giờ nhiều người cứ chuộng sinh mổ”

Thế nhưng với những bà mẹ từng có kinh nghiệm sinh con thì dường như tình huống này vẫn không có gì phải sốt sắng

“Không vấn đề gì đâu các mẹ ạ. Con em lúc sinh thường đầu cũng bẹp nhưng sau 1 tháng là lại tròn trịa thôi. Trẻ sơ sinh còn thay đổi nhiều nữa, đừng lo quá!”

 “Sơ sinh sinh thường đầu bẹp cũng dễ hiểu mà, không phải quá lo đâu các mẹ ạ”

“Tạo hóa tính hết cả rồi. Thời gian đầu, đầu các bé mềm lắm, ra cửa sinh sẽ bị biến dạng đôi chút nhưng phục hồi nhanh thôi”.

Đấy, các mẹ xem, ai sinh rồi thì chuyện bé sơ sinh bẹp đầu đều dễ hiểu. Tuy có bối rối nhưng rồi con sẽ mau chóng phục hồi, đầu tròn đẹp lại thôi. Nếu không muốn hoảng hốt khi nhìn con lúc chào đời mẹ nên trang bị trước cho mình kiến thức trước khi sinh, bao gồm giữ nhịp thở, cách thở và rặn để tránh bỡ ngỡ khi ca sinh nhé.