Nuôi con nhỏ chắc các mẹ đều quen với cảnh con bị nôn trớ rồi đúng không ạ? Đây là hiện tượng rất phổ biến nên mẹ nào cũng nghĩ là bình thường. Tuy nhiên, sự thật đằng sau đó đáng sợ hơn nhiều.



Ngay ở cạnh nhà em, một bé trai 5 tháng bị viêm dạ dày nặng do bố mẹ chủ quan với dấu hiệu nôn trớ mà không cho con đi khám sớm. Bé này bị nôn trớ khá nhiều, vài hôm sau còn đi tiêu chảy thì bố mẹ bé dùng những bài thuốc dân gian chữa đi ngoài nhưng không đỡ. Cuối cùng cho đi khám thì bác sĩ kết luận bé bị viêm dạ dày. Đây là một trong những bệnh phổ biến ở bé 6-24 tháng tuổi, có biểu hiện là nôn trớ nhiều, đi ngoài, sốt nhẹ,...



Em tìm hiểu thì mới biết được chứng nôn trớ ở trẻ còn là tín hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm, các mẹ nhất định phải ghi nhớ nhé



Nôn trớ do hẹp ruột bẩm sinh



Với nguyên nhân này, bé thường bị nôn trớ ngay sau mỗi bữa ăn hoặc vài giờ sau ăn. Sở dĩ nôn như vậy là vì lỗ môn vị bị hẹp. Thức ăn cứ đọng lại ở dạ dày mà không xuống được ruột non.



Vì trẻ nôn nhiều nên lúc nào cũng cảm giác đói và đòi ngậm vú. Song bú vào lại nôn nên trẻ gầy sút, ở trong tình trạng mất nước (da môi, môi khô táo bón). Nếu phát hiện sớm, bệnh sẽ được chữa khỏi bằng phẫu thuật.



Nôn trớ do bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ



Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ từ 4-8 tháng tuổi. Trẻ đang khỏe mạnh bông dưng có hiện tượng ưỡn người khóc thét từng cơn, bỏ bú và nôn vọt. Sau đó khoảng 6-12 giờ, đứa trẻ ỉa ra máu, thường là máu tươi có ít nhầy. Toàn trạng giảm sút rõ rệt: da tái, môi khô, mắt trũng, tay lạnh. Đây đều là những biểu hiện của lồng ruột.



Nếu phát hiện lồng ruột sớm phải đưa ngay trẻ tới bệnh viện trong 6 giờ đầu, nghĩa là khi mới có cơn khóc thét, nôn và bỏ bú. Nếu đến sớm có thể tháo lồng dưới màn hình quang, nhưng nếu để muộn, quá 24 giờ, nhiều đoạn ruột đã bị hoại tử bắt buộc phải mổ cắt bỏ những đoạn ruột đó.



Nôn trớ do mắc một số bệnh nhiễm khuẩn cấp



Trẻ thường bị nôn trong một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm họng, viêm phế quản... Trong bệnh viêm phổi trẻ nhỏ, có khi triệu chứng bắt đầu là nôn và bỏ bú. Tuy nhiên, trong những bệnh này thường có sốt, ho, đôi khi ậm ạch khó thở. Điều trị nhiễm khuẩn là chính, khi hết viêm, trẻ sẽ hết nôn.



Một số trường hợp khác có thể gây nôn là ngộ độc, thường là trẻ 2-3 tuổi trở lên bị ngộ độc thức ăn, do dị ứng thức ăn, do ăn quá nhiều...



Thông thường, trớ sữa chỉ là một hiện tượng sinh lý trong vòng 6 tháng đầu, ngay sau bữa bú hoặc trong bữa bú, chỉ một lượng sữa không đáng kể trào ra mép một cách tự nhiên, cơ thể không có bệnh nào khác.



Tuy nhiên, nếu nôn trớ tiếp diễn, nôn vọt hoặc kèm những triệu chứng nghi ngờ khác thì không thể xem thường mà phải đưa trẻ đi khám cấp cứu. Ví dụ như, nôn trớ đi kèm với đau bụng, sốt, tiêu chảy, co giật, nôn liên tục, kéo dài >24 tiếng...đều là những dấu hiệu nguy hiểm mà các mẹ không được phép coi thường đâu nhé!




Hình minh họa



Những điều mẹ nuôi con nhỏ phải biết:


Bé trai 8 tuổi đã bị mù vĩnh viễn vì ăn gói này, mẹ vứt ngay đi nhé nếu không muốn nhìn thấy hậu quả đau lòng


Chỉ cần nhìn vào bộ phận này là mẹ biết chính xác 100% sau này con sẽ cao hay thấp, khoa học chứng minh hẳn hoi


Hạ sốt cho con quá đơn giản và hiệu quả chỉ với một đôi tất, các mẹ vào đây học luôn đi không trôi mất



Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn
http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/10/CTuI6EyZjm-480x349.jpg