Nhiều bố mẹ khá lúng túng và lo lắng khi con khóc, không biết con có gặp rắc rối gì không và làm sao để dỗ con nhanh nín. Bài viết này sẽ giúp bố mẹ giải quyết vấn đề này.

hình ảnh

Tiếng khóc của bé chính là ngôn ngữ giao tiếp duy nhất khi con chưa biết nói, con đang muốn cho bố mẹ hiểu con đang đói, hoặc con buồn ngủ và cũng có thể con đang cảm giác sợ hãi điều gì đó. Khi con khóc càng lớn chứng tỏ con đang cố muốn nói điều gì đó với bố mẹ.

Gợi ý cho bố mẹ những lý do phổ biến nhất khiến trẻ hay khóc:

1. Con bị đói

Đây có lẽ là điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến khi bé khóc. Hãy học cách nhận biết các dấu hiệu khi bé đói sẽ giúp bạn hạn chế được việc con khóc vì đói.

hình ảnh

Một số dấu hiệu nhận biết bé đói và cần được mẹ cho bú: Bé quấy khóc, đưa tay lên miệng, có xu hướng quay đầu về hướng con được đụng chạm vào má – gần miệng bé.

2. Khi con bị đầy hơi hoặc khó chịu ở bụng

Những vấn đề khó chịu ở bụng khi con đầy hơi cũng dẫn đến việc quấy khóc ở trẻ. Còn có dạng đau bụng colic thường gặp ở trẻ sơ sinh khi con khóc liên tục khó dỗ, và các khung giờ con khóc khoảng 3 giờ mỗi ngày và ít nhất 3 ngày/ tuần. Thời gian cũng kéo dài khoảng 3 tuần liên tiếp.

hình ảnhNgoài ra, nếu con thường xuyên quấy khóc sau khi bú thì có thể nghĩ đến trường hợp con bị đầy hơi. Khi đó mẹ có thể giúp con bằng cách như:

-  Dùng thuốc với sự chỉ định của bác sĩ.

-  Massage: Đặt bé nằm ngửa và massage phần bụng theo chiều kim đồng hồ, sau đó vận động nhẹ nhàng chân của bé theo tư thế xe đạp.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể kiểm tra quần áo bé mặc xem tã hay quần có quá chặt và làm con khó chịu ở phần bụng hay không. Mẹ có thể thay thế bằng các quần lưng thun nhẹ nhàng và phù hợp hơn với bé nhé.

3. Con cần được ợ hơi

Nếu em bé của bạn khóc sau khi bú thì ợ hơi được xem là một giải pháp cần thiết lúc này. Bé có thể bị nuốt nhiều không khí và dẫn đến tình trạng đầy hơi. Mỗi bé sẽ có một tiết điệu khác nhau, có bé không cần ợ hơi, nhưng cũng sẽ có bé khi có không khí trong bụng sẽ cảm thấy rất khó chịu. Vì thế bạn cần theo dõi và lựa chọn phương pháp phù hợp với em bé của bạn nhé.

4. Con cần được thay tã

hình ảnh

Mỗi bé sẽ có một cách phản ứng khác nhau, có bé chịu được việc tã bị ướt hoặc dơ nhưng cũng có bé sẽ khóc ngay khi con vừa tè ra, bởi con cần được thay một chiếc tã mới. Nên khi bé khóc, mẹ cũng cần kiểm tra xem có phải một chiếc tã bẩn là nguyên nhân khiến con khóc hoặc khó chịu hay không, nếu có thì mẹ nên thay ngay cho con nhé.

5. Con đang buồn ngủ

Khi bạn nhận thấy bé mệt mỏi, có thể dỗ con ngủ. Nghe có vẻ dễ dàng và đơn giản khi bé buồn ngủ là con có thể ngủ, tuy nhiên khi làm cha mẹ thì bạn mới hiểu được điều đó không hề đơn giản.

Khi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ khiến con khó chịu và không ngủ được.

Khi con bắt đầu ngáp lần đầu hãy cho con đi ngủ, vì nếu không được đáp ứng cơn buồn ngủ lúc này có thể con sẽ trở nên cáu kỉnh và khó chịu hơn nhiều.

6. Con cần được ôm ấp

Các bé sơ sinh đơn giản lắm, con thích sự âu yếm từ bố mẹ, con muốn nhìn thấy khuôn mặt của bố mẹ, nghe giọng nói của bố mẹ. Thậm chí con muốn được ôm ấp để ngửi thấy mùi hương quen thuộc của bố mẹ và được lắng nghe nhịp tim thân thương.

Đừng sợ khi bế con quá nhiều hoặc ôm ấp con sẽ khiến cho con đu bám theo mẹ không thể rời. Trên thực thế những đứa trẻ càng được ôm ấp nhiều trong những năm tháng đầu đời thì con sẽ gặt hái nhiều lợi ích về tinh thần và thể chất tốt hơn. Mẹ cũng có thể nhờ sự hỗ trợ từ những chiếc địu để địu bé phía trước ngực để cả mẹ và bé cảm thấy thoải mái hơn.

Trên đây là một phần những nguyên nhân khiến bé khóc và cách khắc phục, mẹ nhớ đón đọc phần tiếp theo để hiểu rõ thứ “ngôn ngữ” đầu đời này của bé nhé!