Nhiều người vẫn chưa nhận ra rằng, đây là một câu hỏi thật kém duyên không nên tiếp tục hỏi 1 em bé như vậy!

Giữa bố hay mẹ, đừng bao giờ bắt con phải lựa chọn một trong hai "Con thích bố hay mẹ hơn?". Điều này có thể gây sự khó xử, tổn thương ở bé hoặc sự nghi hoặc về mối quan hệ, sợi dây liên kết trong gia đình đứa trẻ.

Trong thực tế, rất nhiều người lớn coi đây là câu hỏi vui, vô hại nhưng thực chất nó có thể khiến đứa trẻ phải đắn đo, suy nghĩ rất nhiều bởi trẻ thường suy nghĩ nghiêm túc trong vấn đề này. Và đối với những đứa trẻ chín chắn trước tuổi như Huỳnh Đa Đa (con gái Huỳnh Lỗi và Tôn Lợi), bé đã cho một câu trả lời hết sức thuyết phục mà người hỏi cũng cảm thấy xấu hổ.

hình ảnh

Con gái Huỳnh Lỗi được khán giả yêu mến sau khi cùng bố tham gia chương trình Bố ơi mình đi đâu thế, hiện tại ở lứa tuổi dậy thì trổ sắc tuyệt đẹp.

Theo chia sẻ, khi Huỳnh Đa Đa cùng bố Huỳnh Lỗi tham gia một chương trình truyền hình, MC đã hỏi cô bé rằng "Con thích bố hay mẹ hơn?".

hình ảnh

Câu hỏi đã khiến sao nhí "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" lập tức cau mày và nghiêm túc nói rằng dù cho cô bé có chọn ai thì bố mẹ cũng sẽ rất buồn vì bố mẹ đã phải tốn rất nhiều tiền để nuôi bé khôn lớn. Bởi vậy cô bé không sẵn lòng trả lời câu hỏi như vậy.

Câu trả lời của con gái đã khiến Huỳnh Lỗi nở nụ cười tự hào còn MC cảm thấy đỏ mặt vì xấu hổ.

Nhiều người hâm mộ dành lời khen ngợi cho Huỳnh Đa Đa bởi cô bé thông minh đã có một câu trả lời vô cùng xuất sắc.

hình ảnh

Hãy ngừng hỏi "Con thích bố hay mẹ?"

Một số người lớn có thể hỏi trẻ những câu hỏi trắc nghiệm như "Con thích bố hay mẹ không? Con thích ông hay bà?" Câu hỏi này rất khó để trẻ trả lời và ngay cả đối với người lớn cũng có thể phải mất thời gian suy nghĩ trước khi trả lời.

Một số chuyên gia cho rằng tốt nhất không nên hỏi trẻ những câu hỏi như vậy, nếu không trẻ có thể nói dối để tránh bị chỉ trích, từ đó gieo mầm mống không trung thực trong tâm trí trẻ. Tuy nhiên, nếu con bị rơi vào tình huống như vậy, bố mẹ hướng dẫn con cách ứng xử như thế nào?

hình ảnh

"Đừng lúc nào cũng hỏi con bạn thích ai" là tiêu đề của một bài báo được đăng trên Life Times của Trung Quốc bởi tác giả Zhang Silai, nguyên giám đốc khoa nhi tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc và Tây y trực thuộc Đại học Bắc Kinh. Bài báo chỉ ra rằng nếu một đứa trẻ nói rằng nó thích một người dựa trên cảm xúc của chính mình thì người kia có thể không vui và “lên án”. Thực sự là bé đã nói dối.

"Trẻ em sẽ nghĩ rằng chúng không bị chỉ trích vì nói dối mà còn được khen ngợi hoặc thậm chí được khen thưởng. Điều này gieo mầm mống của sự không trung thực trong tâm trí trẻ".

hình ảnh

Zhang Silai cho rằng trẻ em sẽ không hiểu hết suy nghĩ của người lớn và sẽ không xem xét vấn đề từ quan điểm của người khác. Chúng sẽ chỉ nhìn và phân tích vấn đề dựa trên kiến ​​thức nhận thức. "Khuyến cáo cha mẹ không nên đưa ra những dạng câu hỏi trắc nghiệm này cho con, nếu không sẽ khiến cả người lớn và trẻ em bối rối. Tuy nhiên, nếu trẻ gặp phải những câu hỏi như vậy, cha mẹ không nên né tránh. Điều quan trọng là làm thế nào để hướng dẫn con trả lời”.

Zhang Silai còn đưa ra một ví dụ nữa, ông bà hỏi "Con thích ai nhất?". Trên thực tế, trẻ thường đánh giá rằng ai thường xuyên đáp ứng được yêu cầu của mình là người mình thích, còn người kia chỉ là người không giỏi thể hiện, điều này khiến cho bé lầm tưởng rằng người kia không giỏi diễn đạt.

hình ảnh

Mẹ có thể nói với trẻ rằng: “Thật ra cả ông bà đều thích bé. Ông nội thường đưa bé ra công viên chơi và mua rất nhiều đồ chơi. Tất nhiên là bé thích ông nội, tuy nhiên bà không thoải mái, bà không thể đưa bé ra ngoài chơi, nhưng bà ở nhà nấu rất nhiều món ngon cho con, con có nghĩ con nên cảm ơn bà không! Lớn lên hãy hiếu thảo với ông bà.”

Zhang Silai chỉ ra rằng bằng cách hướng dẫn trẻ khám phá điểm mạnh của người khác, đó cũng là cơ hội tốt để cải thiện trí tuệ cảm xúc (EQ) của con. Khi giải quyết vấn đề theo cách này, cả trẻ em và người lớn đều sẽ vui vẻ và điều đó cũng mang lại lợi ích, cho trẻ một cơ hội để học về lòng biết ơn, cho phép chúng học cách nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện.

hình ảnh

Các chuyên gia cho rằng nếu một người cha luôn thích hỏi con và thực sự hy vọng rằng con sẽ nói những câu như “Con thích bố hơn”. Trẻ rất thông minh và nhạy cảm, đồng thời chúng sẽ nắm bắt được những kỳ vọng tâm lý của người cha. Trẻ sẽ làm theo ý muốn của cha, nhưng dần dần bé có thể cảm thấy chán ghét và gượng ép.

Hãy cứ để trẻ lớn lên với tâm hồn thật trong sáng và vui vẻ. Giống như chính người lớn, mỗi chúng ta cũng không bao giờ muốn đặt mình vào vị trí phải lựa chọn 'bố hay mẹ' của mình cả