Hội chứng hạch niêm mạc có triệu chứng đầu tiên là sốt cao kéo dài, dùng thuốc không khỏi, trị hết vẫn có thể để lại di chứng về tim.
Trẻ nhỏ bị sốt không phải chuyện đơn giản, bị sốt có thể là triệu chứng ban đầu nhiều bệnh khác. Theo đó, trẻ sốt cao dùng thuốc không hết có thể bị mắc chứng hạch niêm mạc, dù trị khỏi vẫn để lại biến chứng tim sau này.
Con 3 tuổi sốt 6 ngày dùng kháng sinh không hết
Xiaohao 3 tuổi bị sốt cách đây 5 ngày. Bố mẹ đưa con đến bệnh viện khám, bác sĩ đã kiểm tra máu thì thấy cả bạch cầu và protein phản ứng C đều tăng cao, chẩn đoán sốt do nhiễm khuẩn nên đã kê thuốc kháng sinh cho con trong 3 ngày.
Ảnh minh họa: vtv
Trong 3 ngày tiếp theo, Xiaohao vẫn bị sốt liên tục, đồng thời có dấu hiệu kết mạc đỏ và bong tróc các ngón tay, ngón chân. Tình trạng của con không cải thiện, cha mẹ đưa con đến bệnh viện khác khám thì được bác sĩ kê đơn thuốc trong 3 ngày.
Sau 6 ngày dùng kháng sinh, con vẫn không thuyên giảm nên bố mẹ mới đưa vào viện. Lúc này bác sĩ chẩn đoán con có thể mắc một căn bệnh không phổ biến gọi là bệnh Kawasaki. Sau khi điều trị có chủ đích, Xiaohao đã hồi phục sức khỏe.
Bệnh Kawasaki là loại bệnh gì?
Bệnh Kawasaki là một bệnh viêm mạch máu toàn thân cấp tính, còn có tên gọi khác là hội chứng hạch niêm mạc do các triệu chứng của bệnh chủ yếu xuất hiện trên da, niêm mạc và các hạch bạch huyết. Đây là bệnh thường gặp đối với trẻ em dưới 5 tuổi.
Ảnh: bastillepost - babybonus
Bệnh Kawasaki là một bệnh tự khỏi, tuy nhiên có thể sẽ để lại các biến chứng về tim, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim ở trẻ em. Nếu phát hiện trước và điều trị kịp thời, có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim của trẻ.
Những trẻ nào dễ mắc bệnh Kawasaki?
Tỷ lệ mắc bệnh Kawasaki cao là vào mùa hè và mùa đông, nguyên nhân cụ thể vẫn chưa xác định được. Các nghiên cứu đã phát hiện ra nhóm trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn:
- Trẻ em trên 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh Kawasaki hơn những trẻ em khác.
- Trẻ trai dễ mắc bệnh hơn trẻ gái, tỷ lệ khoảng 2:1
- Trẻ có tỷ lệ dễ mắc bệnh này gấp 5 lần trẻ khác đối với gia đình từng có tiền sử bệnh.
Làm thế nào để biết một đứa trẻ bị bệnh Kawasaki?
Bệnh Kawasaki chủ yếu dựa vào các triệu chứng để xác định trẻ có mắc bệnh hay không. Triệu chứng đầu tiên của bệnh Kawasaki là sốt kéo dài hơn 5 ngày, hầu hết là sốt cao, điều trị kháng sinh không hiệu quả.
Ảnh: vietnammoi
Ngoài sốt, còn có các triệu chứng ở da, niêm mạc và hạch bạch huyết:
- Phát ban trên cơ thể và phát ban không đều
- Mắt đỏ
- Xuất hiện những thay đổi trong miệng và lưỡi: môi đỏ và sưng, hoặc thậm chí môi nứt nẻ, lưỡi có vết nứt, loét, đỏ và có đốm li ti
- Các hạch nông trên toàn cơ thể nổi to, đặc biệt ở cổ, có thể sờ thấy hạch sưng to.
- Ban đỏ xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, đầu ngón tay, ngón chân bị bong tróc.
Ngoài các triệu chứng, trẻ cũng cần làm siêu âm tim. Nó có thể giúp bác sĩ xác định xem trẻ có bị biến chứng của bệnh Kawasaki - bệnh mạch vành, nguyên nhân chính gây ra bệnh tim ở trẻ em hay không. Biến chứng này là không thể thay đổi được và cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh Kawasaki nên được phòng ngừa như thế nào?
Việc điều trị bệnh Kawasaki cần phát hiện sớm và điều trị sớm. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng bệnh này có mùa rõ rệt, có thể áp dụng các biện pháp phòng bệnh sau đây vào mùa hè và mùa đông:
- Chú ý thêm hoặc bớt quần áo
- Chú ý vệ sinh tay cho trẻ
- Hạn chế cho con đến những nơi đông người
- Cho con luyện tập, vận động ngoài trời để tăng sức đề kháng.