Khi bước vào tuổi vị thành niên, trẻ sẽ không còn là những em bé ngây ngô xem cha mẹ là thần tượng trong lòng nữa. Các bậc cha mẹ đôi khi phải đưa ra những kế sách ngặt nghèo để uốn nắn con.

Gần đây, cảnh sát Uy Hải, Sơn Đông nhận được tin báo từ một ngư dân cho biết có một bé gái kêu cứu, nói rằng cô bé bị mắc kẹt trên đảo. Đoạn video cho thấy một bé gái mặc đồ trắng nói với máy quay: "Làm ơn giúp cháu với. Cháu thực sự không thể chịu đựng được, không điện, không nước, không nhà nghỉ, thậm chí còn không có lửa. Làm sao mà sống nổi đây, xin hãy giải thoát cho cháu với”

Nhận thấy vấn đề không ôn, cảnh sát đã tức tốc đi ca nô đến đảo hoang trong khu vực. Tại đây, họ gặp một gia đình 3 người gồm cha mẹ và bé gái 13 tuổi bị đưa đến đảo, cùng 1 huấn luyện viên sinh tồn. Lý do cô bé xuất hiện trên hòn đảo hoang vắng với điều kiện vô cùng khó khăn này là vì bố mẹ bé vững tin con mình có thể rèn luyện khả năng trong môi trường khắc nghiệt.

Trao đổi với cảnh sát, bố mẹ bé gái cho biết gia đình họ không thiếu thốn, họ chỉ có một cô con gái duy nhất. Tuy nhiên con gái càng lớn thì càng ương bướng và nổi loạn. Cô bé bỏ học từ tháng 9 năm ngoái, ở nhà trong thời gian dài, ăn ngủ gì cũng ở trong phòng, thậm chí còn không dùng cơm với gia đình, nói gì cũng cãi lại rất hỗn hào. Họ cảm thấy con có vấn đề về tâm lý, có hành vi nổi loạn nên quyết định đưa con đến hoang đảo để trải nghiệm cuộc sống, theo tư vấn của một chuyên gia.

Bố mẹ bé gái cho biết họ đã chuẩn bị nước ngọt, bánh quy nén và đặc biệt thuê một huấn luyện viên sinh tồn để đảm bảo an toàn cho cả nhà. Chỉ 2 ngày sống trong cảnh thiếu nước, thiếu điện ở hoang đảo, đến lửa cũng không nhóm được, bé gái 13 tuổi la hét xin được giúp đỡ, thay vì học cách cảm nhận khó khăn và trân quý cuộc sống. Cô bé đã lang thang trên đảo, thấy chiếc thuyền của người ngư dân báo tin đi ngang qua nên đã la hét và nhờ người này báo cảnh sát đến đưa cô rời khỏi hoang đảo.

"Chúng tôi biết làm như vầy thì hơi tàn nhẫn, nhưng con bé đã thay đổi theo chiều hướng tốt trong 2 ngày qua. Nó đã chịu mở miệng nói chuyện với bố mẹ”

Lực lượng cảnh sát đã thuyết phục cả nhà nên rời hoang đảo và quay về, họ cho rằng cách giáo dục này không phù hợp và phản tác dụng. Lúc đầu bố mẹ bé gái không đồng ý, nhưng cô bé liên tục nài nỉ và cầu xin. Cuối cùng lực lượng cứu hộ đã đưa tất cả rời khỏi hoang đảo.

hình ảnh

Liên quan đến hành động của cặp cha mẹ này, phản ứng của cư dân mạng đã được phân cực. Một số đặt câu hỏi về những phương pháp cực đoan mà các bậc cha mẹ sử dụng để giáo dục con cái, tin rằng việc đến một hòn đảo hoang để sinh tồn không chỉ là vô trách nhiệm mà còn rất mất an toàn. Nếu con có vấn đề thì nên đến gặp bác sĩ tâm lý thay vì đưa ra đảo hoang. Đời không phải là phim và nhân vật chính vẫn là một đứa trẻ 13 tuổi.

Nhưng một số cư dân mạng cho rằng, cha mẹ bé gái làm như vậy cũng là bất đắc dĩ. Một đứa trẻ trong môi trường đầy thiếu thốn mà có thể gửi lời kêu cứu đến cảnh sát thì thực sự ghê gớm chứ chẳng phải nổi loạn tầm thường.

 “Tôi nghĩ là phụ huynh đối mặt với kiểu con gái ngỗ ngược như thế này thì thật không còn cách nào khác."

Mặc dù không khó để hiểu được ý tốt của bố mẹ cô gái, nhưng trẻ em 13 tuổi đang trong độ tuổi dậy thì, dần dần có chủ kiến ​​và khả năng phân tích vấn đề, dù chưa trưởng thành nhưng chúng sẽ không còn làm theo lời cha mẹ chúng. Vì vậy, đã có đủ loại hành vi nổi loạn. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục đưa con ra hoang đảo chịu khổ chỉ khiến đứa trẻ nghĩ rằng mình đang bị tra tấn.Vậy con đang trong thời kỳ nổi loạn của tuổi trẻ, cha mẹ nên hướng dẫn như thế nào cho đúng?

1. Tôn trọng ý kiến ​​của trẻ và lắng nghe

Nguyên nhân khiến trẻ nổi loạn thường là do cha mẹ không lắng nghe và tôn trọng những suy nghĩ của con. Lúc này cha mẹ nên giao tiếp và trao đổi với con một cách bình đẳng, thấu hiểu những suy nghĩ chân thật nhất trong con.

2. Tin tưởng lẫn nhau

Con cái tin tưởng cha mẹ, cha mẹ tin tưởng con cái.

Trong cuộc sống hàng ngày, muốn giáo dục con cái tốt thì trước hết phải lấy được lòng tin của con cái. Khi con cái tin tưởng cha mẹ, chúng sẽ đồng ý với những gì cha mẹ nói, và tự nhiên chúng sẽ không nổi loạn. Nhưng sự tin tưởng cũng là hai bên, trong khi con cái tin tưởng cha mẹ thì cha mẹ cũng nên tin tưởng con cái.

3. Nên đặt mình vào vị trí của con

Cha mẹ nên đặt mình vào vị trí của con, hiểu được suy nghĩ và sở thích thực sự của con. Cho phép trẻ mắc lỗi và cho chúng cơ hội để thử và sai.

Không có nghề nào khó nhằn bằng “nghề” làm cha mẹ. Cha mẹ cũng nên nghiêm khắc với bản thân và suy nghĩ xem hành vi của mình có phù hợp hay không và liệu có trở thành tấm gương tốt cho con hay không.