Nếu thai nhi thích nghe nhất là giọng trầm ấm của bố, ngọt ngào của mẹ hay tiếng nhạc dịu êm thì một trong số những âm thanh con ghét nhất là tiếng bố mẹ cãi nhau.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thai đến 8 tuần, hệ thần kinh của thai nhi bắt đầu hình thành, thính giác cũng bắt đầu phát triển.

Thông thường, vào tuần 15-20, sự phát triển thính giác của thai nhi đã bước vào giai đoạn trưởng thành đầu tiên và thính giác đã chính thức xuất hiện, nhưng vẫn không nhạy cảm lắm và chỉ có thể cảm nhận được sự kích thích âm thanh. Nhưng phải đến khi thai được 24 tuần, thai nhi không chỉ cảm nhận rõ ràng những âm thanh ở môi trường bên ngoài mà còn phản ứng lại với chúng.

3 lọai âm thanh làm thai nhi khó chịu, hoảng sợ, nặng nhất có thể gây sẩy thai

Điều đó có nghĩa là, thai nhi có khả năng nghe ở 4 tháng của thai kỳ, và đến tháng thứ 6, em bé có thể nhận thức và phản ứng rõ ràng. Dù vậy, hệ thống thích giác của con vẫn còn rất mong manh, một số kích thích âm thanh bên ngoài có thể gây ức chế sự phát triển lành mạnh của thính giác. Một trong số đó chính là tiếng bố mẹ hay cãi nhau. Các nghiên cứu còn cho thấy, có bầu, bố mẹ hay cãi nhau khiến con sinh ra chậm phát triển, rụt rè, thậm chí là kém thông minh.

hình ảnh

Ảnh minh họa: Internet

Những mâu thuẫn trong công việc, cuộc sống là “ngòi nổ” cho những cuộc xung đột, cãi vã. Khi mang thai, sự gia tăng hormone khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích động hơn. Nên việc cãi vã là điều khó tránh khỏi nếu gặp phải người chồng vô tâm, không biết bao dung.

Khi hệ thống thính giác thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh, con hoàn toàn có thể cảm nhận được tâm trạng của mẹ bầu. So với việc bà bầu hay khóc lóc, cuộc cãi vã của mẹ bầu khiến thai nhi bị kích thích nhiều hơn. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi và tạo nên một “bản sao” của mẹ sau này.

Chắc chắn, khi cãi nhau với bố, tâm trạng của mẹ bầu ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Khi mẹ bầu tức giận, căng thẳng, các hormone có hại (cortisol và dolpamine) sẽ được tiết ra và sẽ theo máu truyền đến thai nhi. Các nghiên cứu đã cho thấy đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ hay cãi nhau với bố khi mang thai có nguy cơ trầm cảm, chậm phát triển, rụt rè và thích nghi kém.

Sự căng thẳng quá mức của người mẹ có thể kích thích chuyển dạ sinh con non, nhẹ cân, khiến trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe.

Thai vì cảm nhận được sự yêu thương tràn ngập, mẹ bầu hay cãi nhau với bố dễ bị trầm cảm khi mang thai. Tình trạng này có thể kéo dài đến sau sinh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cho con bú. Đứa trẻ sinh ra cũng hay cáu kỉnh, quấy khóc. Không chỉ sức khỏe thể chất mà chính sức khỏe tinh thần của mẹ cũng quyết định cuộc sống chăm con sơ sinh có dễ dàng hay không.

Vì vậy, điều quan trọng là người mẹ mang thai phải học cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Khi có mâu thuẫn hay xung đột xảy ra, điều đầu tiên mẹ cần nghĩ đến con trong bụng để có thể kiềm chế cảm xúc, tránh để mất bình tĩnh dẫn đến cãi nhau.

Người cha cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của thai nhi. Theo đó, người cha phải biết yêu thương, nhường nhịn và cảm thông. Gia đình phải cố gắng tạo môi trường thoải mái và dễ chịu nhất cho người mẹ mang thai để thai nhi có thể được nuôi dưỡng tốt nhất.

Tổng hợp: Sohu, k.sina