Cả ê kíp đỡ sinh cũng không nhịn cười trước cảnh ông chồng sợ hãi gào khóc khiến vợ không sinh được
Cảnh các ông chồng đi sinh cùng vợ chẳng phải lạ lùng gì. Điều dễ nhận thấy nhất là các đức lang quân sẽ luôn an ủi, xoa bóp, động viên vợ. Số hiếm hoi thì sẽ … ngất xỉu, tuột huyết áp, thậm chí là nằm băng ca cho ra khoa khác hồi sức. Ông chồng vào phòng sinh sợ hãi nhắm mắt, gào khóc liên tục là một trường hợp đang được chia sẻ gần đây trên mạng xã hội.
Chồng nằng nặc theo vợ vào phòng sinh cổ vũ, con chưa ra đời bố đã bủn rủn phải ra ngoài bằng xe lăn
Vợ đã đau thì thôi chứ, còn phải dỗ dành an ủi chồng đừng sợ đừng khóc
Cách đây không lâu, trên mạng xuất hiện một đoạn video làm ông chồng nổi tiếng khắp nơi. Hiếm có video nào trong phòng sinh mà mang đến nhiều tiếng cười như vậy. Trong video, người chồng vào phòng sinh cùng vợ đi sinh. Tuy nhiên, thứ anh ta xem được trên ti vi có vẻ khác xa cảnh ngoài đời. Thực tế không phải cảnh người chồng an ủi vợ mà là vợ chăm sóc, an ủi chồng trong lúc sinh con. Người chồng nhắm chặt mắt trong suốt quá trình sinh nở, dù đang nắm tay vợ nhưng anh ta run cầm cập. Người vợ thì đang trong cơn chuyển dạ sinh con với vẻ mặt vặn vẹo, an ủi chồng đừng sợ hãi, nhất là đừng có la khóc, rất là khó coi.
Từ đoạn video, chính người vợ muốn chồng đi cùng vào phòng sinh, vì cô muốn để chồng chứng kiến khoảnh khắc đứa trẻ chào đời. Nhưng không ngờ anh chồng lại “nhát gan” như vậy, không những không dám nhìn máu mà còn liên tục kêu gào thảm thiết:
Ối vợ ơi, anh không dám mở mắt ra đâu
Sao trong này lại lạnh thế cơ chứ
Giời ơi sao tôi khổ thế này
Trong quá trình nói, người chồng nắm tay vợ, mắt thì nhắm tịt lại. Lúc đầu người vợ còn nhẹ nhàng dỗ dành, Sau đó những cơn co thắt kéo đến, khiến chị đau đớn. Vả lại trong tình cảnh chồng sợ hãi khi vào phòng sinh, người vợ cũng chẳng còn sĩ diện gì, cuối cùng bất lực hét lên với chồng: “Im mồm được không? Nín đi cho tui đẻ coi. Con chuẩn bị ra rồi nè”. Người chồng đã dừng lại ngay. May mắn là sau đó em bé đã chào đời mạnh khỏe.
Chị vợ khá đau đớn vì những cơn đau dồn dập
Sau khi xem đoạn video, cư dân mạng đều tỏ ra thích thú với "ông chồng nhát gan", đồng thời nghĩ đến những vất vả của người vợ, người mẹ. Ngày nay, mô hình vợ sinh con và chồng đi cùng rất phổ biến, hầu hết các ông chồng sẽ ở bên cạnh vợ để tiếp thêm can đảm cho vợ, nhưng một số ông chồng cho biết sau khi chứng kiến cảnh vợ mình sinh con, thì lại cảm thấy sợ hãi.
Chính xác thì người chồng cần phải làm gì khi vào phòng sinh cùng vợ
1. An ủi và chăm sóc
Trong hầu hết tùy trường hợp, hầu hết các bà vợ đều rất lo lắng và sợ hãi. Trong quá trình chuyển dạ, cảm xúc sẽ trở nên nhạy cảm, cơ thể suy nhược. Lúc này người chồng nên cố gắng hết sức an ủi và chăm sóc vợ, không chỉ quan tâm đến những con đau của người vợ mà còn phải quan tâm đến cảm xúc của người vợ, và tạo cho người vợ sự an toàn.
Một số người chồng có thể cảm thấy vợ mình trông không giống như ngày thường, nhưng hy vọng họ có thể hiểu rằng đây là lúc vợ tuyệt vời nhất, và vợ dùng chính mạng sống của mình để bảo vệ kết tinh tình yêu giữa hai người. Người chồng không nên chán ghét vợ mà nên hiểu sự khó khăn của vợ và yêu thương vợ nhiều hơn.
2. Bổ sung năng lượng
Người chồng đi cùng có thể mang theo một ít sôcôla trước khi vào phòng sinh, vì người vợ có thể mất nhiều thời gian trong quá trình sinh nở và sẽ không còn sức lực trong nửa cuối, lúc này cần một số đồ có năng lượng để duy trì thể lực cho người vợ.
Nếu người chồng đi cùng có thể vừa cho vợ ăn vừa động viên vợ, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc sinh nở và cũng tạo cho người vợ tính kiên trì bền bỉ hơn. Tuy nhiên, bạn phải hỏi trước bác sĩ về thức ăn và nước uống cụ thể mà bạn có thể mang theo và phải được sự đồng ý của bác sĩ khi cho vợ ăn uống.
3. Hỗ trợ bác sĩ
Trước khi vào phòng sinh, người chồng đi cùng trước tiên phải tìm tòi và biết các kiến thức sinh nở cơ bản, bao gồm cách hướng dẫn người vợ thở, cách hỗ trợ xoa bóp người vợ khi xoa bóp. Chỉ khi bạn biết đầy đủ thông tin, bạn sẽ không quá vội vàng trong quá trình làm cha sau này. Quan trọng hơn, trong quá trình sinh nở, người chồng phải tự tìm được vị trí của mình để không ảnh hưởng đến việc đỡ đẻ của bác sĩ, đồng thời phải giữ bình tĩnh, không để vợ và bác sĩ tốn sức lo cho mình.
Thực tế không phải ông chồng nào cũng thích hợp để đồng hành, một số ông chồng chóng mặt hoặc không đủ bình tĩnh thì tốt hơn hết nên lặng lẽ chờ vợ bên ngoài phòng sinh, sau khi vợ vượt cạn nên hỏi kỹ bác sĩ và ghi nhớ những lưu ý, đây cũng là một kiểu bầu bạn với vợ. .
Đối với phụ nữ, sinh con là một điều vô cùng hạnh phúc và cũng rất nguy hiểm, là việc vất vả nên hầu hết phụ nữ đều mong chồng có thể ở bên cạnh mình trong phòng sinh. Mong rằng các ông bố sau khi thấy vợ vất vả thì có thể yêu vợ hơn. Nếu không thể có can đảm vào phòng sinh như ông chồng vào phòng sinh gào khóc nhắm tịt mắt như ông chồng trên thì có thể ở ngoài âm thầm cổ vũ vợ.
Bài và ảnh tổng hợp từ BB