Một trong những điều các bà bầu quan tâm nhất khi mang thai chính là cân nặng chiều dài của con vì đây là dấu hiệu chứng tỏ bé rất khỏe mạnh, ổn định trong bụng mẹ.

Trong giai đoạn mang thai, việc theo dõi cân nặng chiều dài của em bé trong bụng là điều vô cùng cần thiết. Căn cứ vào kích thước của bé theo từng tháng, mẹ sẽ biết con mình đã đạt chuẩn hay chưa để điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung khoáng chất,… sao cho hợp lý. Hơn nữa, theo khoa học, một em bé có cân nặng chiều cao đạt chuẩn khi chào đời sẽ khỏe mạnh, ít nguy cơ bệnh tật và thông minh hơn về sau. Dựa vào kết quả siêu âm, mẹ có thể đối chiếu với các số liệu từ bảng cân nặng thai nhi 2021 theo chuẩn quốc tế WHO sau đây nhé.

Bảng cân nặng chiều dài thai nhi theo chuẩn WHO

Các mẹ bầu đều luôn mong muốn con mình sinh ra nặng cân hoặc tối thiểu phải đạt chuẩn theo từng tháng. Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng sự phát triển của mỗi em bé hoàn toàn khác nhau, trong đó, những yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân nặng chiều dài của thai nhi chính là:

- Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt: Mẹ bầu có chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ, làm việc và vận động hợp lý cùng thực đơn ăn uống đa dạng, đủ chất, ăn đủ các bữa trong ngày và bổ sung vitamin theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ là nền tảng để thai nhi trong bụng phát triển nhanh chóng đạt chuẩn.

- Gen di truyền: Nếu bố mẹ có ngoại hình cao lớn, nặng cân thì em bé trong bụng cũng sẽ có xu hướng vượt trội trong các chỉ số cân nặng và chiều dài hơn.

- Sức khỏe của mẹ bầu: Mẹ bầu mắc một số căn bệnh khiến cơ thể kém hấp thu có thể ảnh hưởng đến cân nặng của em bé. Ngược lại, nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ, béo phì thì thai nhi cũng sẽ có xu hướng nặng cân hơn.

- Số lượng thai nhi: Nếu mang bầu đa thai, cân nặng của mỗi bé thường sẽ nhẹ hơn so với các mẹ mang thai 1. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số sau khi chào đời của thai nhi.

Dưới đây là bảng cân nặng chiều dài thai nhi theo từng tuần chuẩn WHO mẹ có thể tham khảo:

hình ảnhhình ảnh

Mẹ cần làm gì để con khỏe mạnh, cân nặng đạt chuẩn?

Tùy vào môi trường, cơ địa bà mẹ, sự phát triển riêng biệt của từng cá thể mà mỗi bé sẽ có quá trình tăng trưởng khác nhau. Vì thế, mẹ không nên quá áp lực khi thấy con mình có vẻ không bằng “con nhà người ta”. Mẹ chỉ cần thoải mái tinh thần, giữ chế độ sinh hoạt lành mạnh và nhở phải đi thăm khám đều đặn, siêu âm  và nghe theo chỉ định của bác sĩ nếu có vấn đề gì xảy ra. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý những vấn đề về dinh dưỡng sau để bé cưng trong bụng thêm khỏe mạnh, nặng cân:

- Ăn đủ tinh bột: Mẹ không nên ăn quá nhiều tinh bột mà chỉ cần dùng vừa đủ, việc bổ sung một lượng tinh bột quá mức sẽ dễ  khiến mẹ bị tăng cân nhanh mà con lại chẳng hấp thu được nhiều mấy. Mỗi bữa chỉ cần ăn khoảng 2-3 bát cơm, hạn chế ăn tinh bột sau 8h tối để ngủ ngon và tránh bị béo phì trong giai đoạn mang thai mẹ nhé.

hình ảnh

(Ảnh minh họa)

- Đừng quên các thực phẩm nhóm chất đạm: Ưu tiên bổ sung những thực phẩm thuộc nhóm chất đạm như thịt, sữa, cá, trứng, cua, tôm, đậu đỗ,… sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình hình thành và phát triển các tế bào máu giúp con hấp thu tốt, tăng cân nhanh chóng hơn.

- Bổ sung thêm ngũ cốc: Ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, vitamin cùng các khoáng chất vô cùng cần thiết khác. Mẹ có thể dùng ngũ cốc thay cho các món ăn vặt không có lợi để giúp thai nhi thêm khỏe mạnh, phát triển tốt.

- Bổ sung các vitamin, khoáng chất quan trọng như Omega-3, axit folic, kẽm, sắt, canxi,… theo chỉ định của bác sĩ.