Trẻ con có thể ngậm ngón tay của mình cả ngày nhưng cha mẹ không thích và không biết rằng, cứ nhất quyết kéo tay con ra sẽ không tốt cho con.
Trẻ sơ sinh sẽ có thời điểm đưa ngón tay lên miệng ngậm, thậm chí ngậm cả ngày lẫn đêm. Các mẹ nhìn thấy ngay lập tức lôi ra mặc kệ cảm xúc con vì mẹ thấy thế thật là bẩn.
Nhưng mẹ có biết hành động mẹ kéo tay con ra khỏi miệng không chỉ làm con khó chịu, giật mình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của con. Ngậm ngón tay hoặc bàn tay còn giúp con giải tỏa tâm trạng. Vì thế cha mẹ đừng ngăn con ngậm ngón tay sẽ gây ảnh hưởng đến trẻ.
4 trở ngại từ phía cha mẹ khiến con dù thông minh vẫn bị chậm nói, ít giao tiếp
Tín hiệu của sự phát triển trí tuệ
Ngậm ngón tay, mút tay là một tín hiệu của sự phát triển trí tuệ, thường thấy ở trẻ từ 3 – 4 tháng tuổi. Thời điểm này bé có thể điều khiển hoạt động bàn tay, vận động trí não đưa tay vào miệng cách chính xác, đây là tiến bộ của con.
Ngậm tay là biểu hiện sự phát triển khỏe mạnh của não bộ. Ảnh: Internet
Bàn tay, ngón tay lúc này trở thành một món đồ chơi để bé khám phá. Lúc này hệ thần kinh trẻ đang phát triển, cử động tay và mắt phối hợp nhịp nhàng hơn giúp bé đưa được tay vào miệng. Bé phát hiện ngậm bàn tay khác với ngậm bầu sữa mẹ, với khám phá mới này, bé sẽ ngậm ngón tay mới mãi không chán.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những cảm giác phong phú và sự kích thích từ thế giới bên ngoài có thể thúc đẩy sự phát triển của vỏ não em bé một cách hiệu quả. Và kích thích càng nhiều, vỏ não sẽ phát triển dày hơn và lớn hơn, bé càng thông minh. Do đó, ngậm tay là một bước kích thích tốt cho sự phát triển não bộ của bé.
Giúp bé có tâm trạng tốt
Các nghiên cứu tâm lý học khẳng định việc ngậm tay có tác dụng tốt với tâm trạng bé dưới 2 tuổi. Ngậm tay giúp bé loại bỏ lo lắng, cáu kỉnh, căng thẳng và các cảm xúc khác, làm dịu tâm trạng bé.
Ngậm ngón tay có thể mang lại cho bé sự thoải mái, ngay cả khi mẹ không ở bên cạnh. Nếu cha mẹ không cho trẻ ngậm tay dễ khiến trẻ cáu kỉnh và lo lắng. Tuy nhiên, hành động ngậm tay kéo dài đến sau 2 tuổi thì cha mẹ cần tìm phương pháp giúp bé.
Ngậm ngón tay có thể mang lại cho bé tâm trạng tốt. Ảnh: Internet
6 cách để trẻ không ngậm tay quá nhiều
Dù ngậm tay tốt cho trẻ nhưng nếu ngậm cả ngày sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh, da tay và các bệnh về miệng, hệ tiêu hóa… Lúc này cha mẹ có thể áp dụng một số cách để con ít ngậm tay lại.
1. Cho trẻ bú: Trẻ trong và sau khi bú thường sẽ giảm bớt ý muốn ngậm tay, bởi trẻ đã được thoải mái, thỏa mãn thói quen ngậm của mình.
2. Sau khi bé ngủ dậy, không nên để bé nằm một mình trên giường quá lâu, kẻo bé chán cho tay vào miệng, từ đó hình thành thói quen ngậm ngón tay.
5. Dùng đồ chơi thu hút trẻ để trẻ tạm quên đi việc ngậm tay, tuy nhiên cha mẹ cần ở bên đề phòng trẻ cho luôn cả đồ chơi vào miệng.
6. Chơi và giao tiếp với con nhiều hơn, bởi ở một mình, trẻ sẽ tự dỗ dành bằng cách ngậm tay do không được vuốt ve, cho thấy đứa trẻ cảm thấy cô đơn và cần giao tiếp với người lớn.
7. Dùng ti giả cho bé ngậm thay thế cũng là một cách, tuy nhiên cần chọn loại kích thước, độ mềm phù hợp, chất liệu an toàn cho bé.
Thường thì trẻ sau 1 tuổi sẽ bỏ thói quen ngậm tay. Cha mẹ không nên ngăn con ngậm tay một cách quyết liệt sẽ dễ khiến con tổn thương, ảnh hưởng quá trình phát triển não bộ. Chỉ cần giữ vệ sinh tay con thật cẩn thận là được.
Theo Sohu