Con gái với bố là tất cả, vậy với con gái thì bố là ai? Một cô dâu trẻ đã có câu trả lời khảng khái cho tất cả những ai muốn đi tìm lời giải đáp.

Hành trình đời người gắn với đủ mọi cung bậc cảm xúc: hỉ, nộ, ái, ố... Trong đó, yêu và ghét và hai sắc thái cảm xúc cơ bản nhất để cấu thành nên mọi trạng thái tâm trạng tồn tại trong đời sống mỗi người.

Yêu thương vẽ nên bộ mặt của một con người chân thật, tốt lành và đẹp đẽ.

Căm ghét vẽ nên bộ mặt của con người giả dối, mưu toan và xấu xa.

Đối với cha, tình yêu dành cho con gái là tất cả bởi trong trái tim, khối óc của cha, con gái là nguồn chân, thiện, mỹ. Vì lẽ đó, dù trong hiểm nguy, người cha vẫn sẵn sàng xông vào cứu con bằng được, dù phải dành cả đời để lo lắng, người cha cũng luôn sẵn sàng.

Cha đối với con như núi cao vời vợi, vậy con đáp lại tình yêu thương của cha thế nào?

hình ảnh

Ảnh minh họa

Cô dâu Tiểu Lê sinh ra đã chịu nhiều thiệt thòi. Bố mẹ ly hôn khi cô còn rất nhỏ. Cha cô tuy mang khuyết tật nhưng lại yêu thương con gái vô điều kiện. Ông lam lũ làm đủ mọi việc trong khả năng để có tiền nuôi con ăn học. Dù thu nhập không được mấy đồng nhưng ông đã cố gắng hết sức để con gái không cảm thấy mình bị thiệt thòi hơn so với chúng bạn.

Lớn lên, con gái đến tuổi lấy chồng. Bạn trai cô sinh trưởng trong một gia đình khá giả. Là bậc sinh thành, người cha nghèo đã sớm dự cảm hai bên gia đình không môn đăng hộ đối, con gái về làm dâu bên nhà họ ít nhiều có thể bị làm khó dễ. Nghĩ vậy thôi chứ thấy con gái quấn quýt bên người mình yêu, ông không nỡ phá vỡ bầu khí hạnh phúc ấy nên đành lặng lẽ ôm niềm riêng mà không hề nói với con gái.

Hôm đám cưới, cô dâu rạng rỡ trong trong bộ váy cưới đỏ rực, sự thẹn thùng e ấp càng tô hồng gương mặt xinh đẹp ngọt ngào. Ai nấy đều nức nở khen cô dâu thật lộng lẫy. 

Trong không khí náo nhiệt, mọi người đều tất bật chạy tới, chạy lui, chỉ có duy nhất mỗi cha là người nghĩ cho con gái. Ông pha cho Tiểu Lê một cốc nước đường giữ sức rồi hai cha con lặng lẽ nhìn nhau mỉm cười. Đã bao năm trôi qua, họ vẫn nhìn nhau yêu thương theo cách đó mà trải từng cơn sóng gió, đi qua những tháng năm nghèo khó tưởng có lúc không thể gượng nổi.

Trong lúc chờ đợi đến giờ làm lễ, chú rể âm thầm đến gặp cha vợ tương lai, rồi thương lượng: “Đợi đã, con không muốn cha lên sân khấu làm lễ. Chân tay thế này thật sự không tiện.”

hình ảnh

Ảnh: 163

Nghe lời nói từ con rể, trong lòng người cha xao động. Gia đình bên đàng gái chẳng có ai ngoài cha con họ. Ông ở đây cũng chỉ muốn cùng cô con gái duy nhất đứng trên một sân khấu lộng lẫy nhất đời, trao tay con lại cho người con yêu thương, sao có thể vì một lý do "bất tiện" mà cố tình vắng mặt.

Thế nhưng khi nhìn sắc mặt nghiêm túc của con rể, người cha hiểu ra rằng bên nhà trai cảm thấy mất mặt vì khiếm khuyết cơ thể của thông gia. Dù trong lòng không vui, còn cảm thấy bị xúc phạm vì không được phép lên sân khấu làm lễ với tư cách cha vợ nhưng ông không thể làm khác đi được bởi đó là hạnh phúc cả đời của con gái.  

hình ảnh

Ảnh: 163

Lễ cưới đến màn khai mạc, Tiểu Lê đôi mắt long lanh đợi cha tiến đến ở bên kia thảm đỏ đã được trải dài nhưng vẫn không thấy đâu. Một lúc sau đó, có người đến nói nhỏ với cô dâu rằng bố cô và chú rể đã nói chuyện với nhau trước đó và đàng trai không muốn cha cô lên sân khấu. Ngay lập tức, Tiểu Lê hai mặt một lời hỏi thẳng chồng tương lai.

hình ảnh

Ảnh: 163

Không ngờ, chú rể rất thẳng thắn thừa nhận, còn nói dựa vào tình hình chung thì gia đình anh làm vậy cũng không có gì sai.

Từng lời nghe được từ miệng người yêu thương khiến trái tim của Tiểu Lê vụn vỡ từng mảnh. Cô cảm thấy người đứng trước mặt mình hoàn toàn trở nên xa lạ. Người cha mà cô mang ơn cả đời, yêu thương không đủ lại bị nhà chồng tương lai xem như nỗi nhục, không dám cho ló mặt để được vinh dự đứng trên sân khấu với tư cách là cha vợ, thông gia với gia đình giàu có.

Trong cơn tức giận không thể kiềm chế, Tiểu Lê và chú rể cãi nhau to đến mức ầm ĩ. Cuối cùng, không ai chịu nhường ai, cô dâu hùng hồn tuyên bố trước tất cả: “Tôi không muốn kết hôn nữa, tôi chỉ muốn cha tôi thôi!”

Sau đó, cô chạy một mạch về nhà tân hôn, cởi chiếc mũ đội đầu và trút bỏ trang phục cưới, để lại trên sàn. Khi nhìn thấy chữ “Hỷ” dán trên cửa cầu chúc cho đôi uyên ương, Tiểu Lê chỉ có thể cười khẩy mỉa mai rồi ngoảnh mặt đi thẳng.

Hai cha con họ rời đi, con gái cần có cha và cha chỉ có thể làm theo điều con gái cảm thấy hạnh phúc nhất. Một đám cưới thật kịch cỡm khi họ không muốn hiểu ý nghĩa tình thâm trong gia đình là gì.

Nhiều người cho rằng cô dâu không có gì là hỗn xược hay phách lối ở đây mà trái lại đã làm rất đúng: “Chồng không xứng thì cưới chồng khác, thà đau một lần nhưng sau ngẩng mặt cười vang. Còn cha trên đời thì chỉ có một. Ông đã một đời vì con, tại sao lại không xứng đáng có mặt đứng cùng con trên một sâu khấu trong ngày trọng đại? Gia đình chồng kiểu đó bỏ đi, không tiếc.”

Người khác còn chúc phúc cho tương lai của Tiểu Lê khi cô đã chọn cha thay vì chọn trai: “Có hiếu, có phước, có phần. Trời cao thương người hiếu nhân. Sau này thiếu gì gia đình tốt mà gả vào. ”

Đúng thật, gia đình nhà trai chuẩn bị cho một đám cưới mở mày mở mặt để đón một thành viên mới nhưng họ lại không thể chấp nhận nhân thân của cô con dâu mới, không muốn xem người cha đã một đời lo con dâu là thông gia thì không thể vì lý do nào khác mà có thể ậm ờ ngậm bò hòn làm ngọt.