Người mẹ sơ cứu sai cách đã khiến cậu con trai 2 tuổi không qua khỏi.
Trẻ bị chảy máu cam (chảy máu mũi) là hiện tượng bình thường khi cơ thể của bé quá nóng hoặc thiếu vitamin C, tuy nhiên khi bé bị chảy máu cam mà mẹ không biết cách sơ cứu thì sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của con. Câu chuyện bé trai 2 tuổi bị qua đời vì cách cầm máu sai cách của mẹ dưới đây sẽ là bài học để cảnh giác với nhiều bậc phụ huynh.
Mẹ sơ cứu sai cách khiến con trai không còn cơ hội sống sau khi chảy máu cam
Theo đó, cậu bé 2 tuổi Tiểu Cường khi đang chơi trong nhà thì bị chảy máu cam, sau đó con vội vàng chạy đến người mẹ. Theo cách xử lý thông thường, người mẹ sau ngay khi nhìn thấy liền bắt cậu bé ngẩng cao đầu lên, bịt ngay 2 lỗ mũi bằng giấy vệ sinh để cầm máu. Một lúc sau đó, cậu bé bị choáng váng, tức ngực, bắt đầu thở gấp bằng miệng rồi ngã lăn ra đất.
Ảnh minh họa. Nguồn hình: Sohu
Quá hoảng hốt trước tình huống bất ngờ của con, người mẹ đã vội vàng rút giấy vệ sinh trong mũi cậu bé ra và nhanh chóng gọi xe cấp cứu. Tuy nhiên, sau khi đến bệnh viện thì mọi chuyện đã đã quá muộn. Bác sĩ cho hay, mẹ của cậu bé đã sai lầm trong cách xử lý chảy máu cam, dẫn đến sự việc đáng tiếc này. Việc ngẩng đầu nhìn lên trời sẽ tạo điều kiện cho máu tràn vào đường hô hấp nhanh, rất dễ gây ra ngạt thở.
Nguồn hình: sohu
Trong trường hợp chảy máu mũi do chấn thương, nếu làm hành động này, ngoài việc gây tắc đường thở, còn có thể dẫn tới nhiễm trùng nội sọ.
Cách sơ cứu khi chảy máu cam ở trẻ
Để tránh trường hợp đau lòng như tình huống cậu bé 2 tuổi trên, khi con bị chảy máu cam, mẹ cần phải thực hiện nhanh chóng các bước sau:
- Tư thế ngồi, đầu hơi cúi về phía trước: Ở tư thế ngồi, áp lực máu trong tĩnh mạch ở vùng mũi giảm, giúp máu không chảy thêm. Ngồi ngả người về phía trước nhằm tránh máu chảy xuống họng gây nôn.
- Bóp cánh mũi: Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong vòng 10 đến 15 phút, thở bằng miệng. Việc này thường giúp máu ngừng chảy.
Nếu sau 10 – 15 phút máu còn chảy, nhắc lại các bước trên trong 10-15 phút tiếp theo. Trường hợp vẫn tiếp tục không cầm được máu, cần đến cơ sở y tế để được xử trí.
Để phòng tránh chảy máu lại: không ngoáy mũi và cúi người trong vòng vài giờ kể từ sau khi chảy máu mũi. Trong khoảng thời gian này, cần giữ phần đầu cao hơn ngực. Có thể dùng tăm bông hoặc ngón tay bôi vaseline vào phần trước của vách mũi.
Nếu chảy máu lại: xì mũi thật mạnh để loại bỏ cục máu đông hình thành trong mũi. Sau đó sử dụng thuốc xịt mũi chứa oxymetazoline (Afrin), xịt cả hai bên mũi. Lặp lại các bước cầm máu đã nêu ở trên và liên hệ với bác sĩ.
Khi nào mẹ cần cho bé đến gặp bác sĩ?
- Chảy máu mũi kéo dài trên 30 phút
- Ngất hoặc choáng váng
Chảy máu mũi sau tai nạn, ngã hoặc chấn thương vùng đầu, bao gồm cả bị thương do bị đấm vào mặt. Tuyệt đối không sơ cứu cho con theo cách của người mẹ có con trai 2 tuổi mà bài viết đã đề cập ở trên nhé mẹ ơi.