Sáng ra đọc báo thấy thông tin này mà xót xa vô cùng. Thương em bé và thương cả gia đình người mẹ!
Cụ thể, như báo chí chính thống đã đưa tin, trung tâm y tế huyện U Minh (Cà Mau) đã có báo cáo về trường hợp thai phụ đi khám buổi sáng, buổi chiều sinh rớt khiến bé sơ sinh không qua khỏi.
Theo đó, lúc 18 giờ 45 ngày 24/7, Trung tâm y tế huyện U Minh tiếp nhận thai phụ N.T.N (38 tuổi, ngụ ấp 6, xã Khánh Hội, huyện U Minh) cùng bé sơ sinh không qua khỏi do sinh rớt trên đường đến trung tâm.
Trước đó, vào khoảng 8 giờ sáng ngày 24/7, thai phụ N. có đến khám tại phòng khám sản của trung tâm này.
Tại đây, thai phụ được thực hiện theo quy trình lấy dấu hiệu sinh tồn và khám không có dấu hiệu sanh, không ghi nhận bất thường khác. Thai phụ được chẩn đoán con so, thai khoảng 36 tuần. Đồng thời, thai phụ được chỉ định các cận lâm sàng, siêu âm thai, các xét nghiệm cơ bản. Kết quả các xét nghiệm không có gì bất thường.
Đến khoảng 9 giờ 45 phút cùng ngày, trung tâm cho thai phụ về theo dõi tiếp, đồng thời tư vấn uống viên sắt, theo dõi cử động thai, nếu có dấu hiệu bất thường như đau chằng bụng dưới, hoặc đau lưng... thì quay lại khám ngay; hoặc trong vòng 1 tuần, nếu không có các dấu hiệu trên thì cũng quay lại khám định kỳ.
Tuy nhiên, đến khoảng 18 giờ ngày 24/7, thai phụ có hiện tượng bị đau bụng, được gia đình đưa đi khám. Trên đường đường đi, thai phụ có ghé Trạm y tế xã Khánh Lâm đậu ở cầu tàu của trạm. Nhân viên trạm xuống khám thì sản phụ chỉ đau bụng nên hướng dẫn chở gấp đến Trung tâm y tế U Minh để sinh. Trong quá trình di chuyển, sản phụ vỡ ối và sinh rớt.
Khi sản phụ được đưa đến Trung tâm y tế huyện U Minh thì bé sơ sinh tím tái toàn thân, ngưng tim, ngưng thở, được hồi sức tim phổi cấp cứu và báo động đỏ nội viện, hồi sức bé nhưng không thành công. Chẩn đoán, bé t/ử v/o/n/g ngoại viện. Về phần sản phụ sức khỏe tốt, được cho xuất viện.
Thương mẹ và bé, mong gia đính sớm vượt qua được nỗi đau quá lớn, ảnh minh họa, nguồn: dSD
Mời bà con đọc thêm thông tin: 8 dấu hiệu mẹ bầu sắp chuyển dạ, phụ nữ mang thai ở những tháng cuối nên ghi nhớ
1. Tụt bụng dưới
Hiện tượng này có thể xảy ra trước một vài tuần hoặc thậm chí vài giờ trước khi sắp sinh thật, đặc biệt dễ nhận biết đối với trường hợp sinh con đầu lòng.
Ở thời điểm này, đầu của trẻ sẽ chèn ép lên bàng quang và làm cho mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn giống như 3 tháng đầu thai kỳ. Lúc này, cảm giác trằn nặng ở bụng dưới nhiều hơn nên mẹ bầu sẽ thấy mình di chuyển khó khăn, nặng nề hơn.
2. Phân biệt cơn gò chuyển dạ thật sự
Cơn gò tử cung chuyển dạ là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà thai phụ thường gặp nhất. Trong thai kỳ, các cơn co thắt tử cung đôi khi vẫn xuất hiện nhưng với tần suất không đều, thưa thớt và không gây đau, không gây xóa mở cổ tử cung, được gọi là cơn gò chuyển dạ giả. Điều quan trọng là mẹ bầu cần hiểu đúng và nhận biết đặc điểm, biểu hiện của cơn gò chuyển dạ thật.
Các cơn co thắt thật sự thường xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ diễn ra với cường độ và tần suất tăng dần. Lúc này, thai phụ sẽ thấy bụng gò cứng lên, đau nhiều hơn và không giảm dù đã thay đổi tư thế. Tần suất các cơn gò thật sự diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 10 phút sẽ xuất hiện một cơn gò kéo dài từ 30 – 60 giây, sau đó tăng dần 2-3 phút có 1 cơn.
3. Vỡ ối
Đây là dấu hiệu sắp sinh rõ ràng cho thấy phụ nữ mang thai bắt đầu chuyển dạ, sắp sinh em bé. Cảm giác vỡ ối ở mỗi thai phụ là không giống nhau. Mẹ bầu sẽ có cảm giác một dòng nước chảy ra nhanh và mạnh, đột ngột tuôn ra từ đường âm đạo nhưng không hề thấy đau đớn.
Ở một số trường hợp khác, mẹ bầu chỉ thấy nước chảy ra thành dòng nhỏ, chầm chậm xuống dưới chân. Điều quan trọng mẹ bầu cần phân biệt đó là nước tiểu hay nước ối.
4. Cổ tử cung giãn nở
Trong những tuần cuối của thai kỳ, đoạn dưới của tử cung sẽ bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sanh bằng cách giãn ra và mỏng đi dần trước khi mẹ bầu chuyển dạ nhằm “thông đường” cho trẻ chào đời. Khi khám thai định kỳ, các bác sĩ có thể đánh giá, theo dõi độ xóa mở của cổ tử cung thông qua việc thăm khám âm đạo.
Tuy nhiên, tốc độ xóa mở cổ tử cung của mỗi thai phụ sẽ nhanh chậm khác nhau. Trung bình cổ tử cung phải mở đến 10cm mới được xem là mở trọn thuận lợi cho cuộc sanh. Q
5. Giãn khớp
Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin đã giúp cho các dây chằng của mẹ bầu trở nên mềm và giãn hơn. Lúc này, các khớp xương trở nên linh hoạt hơn để giúp khung xương chậu mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình “lâm bồn”. Đây là phản ứng tự nhiên nên các mẹ đừng hốt hoảng nhé