Sơ xuất trong việc sơ chế món ăn của ba mẹ đã khiến con nguy kịch tính mạng vì bị hóc xương cháo lươn.

Cháo là món ăn phổ biến nhất trong giai đoạn ăn dặm của trẻ, tuy nhiên trong giai đoạn sơ chế, nhiều ba mẹ có chút sơ xuất đã khiến trẻ gặp phải rất nhiều nguy hiểm khi chẳng may bị hóc dị vật. Mới đây nhất, tạo Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã cấp cứu điều trị thành công một trường hợp trẻ 6 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng khó thở tím tái vì vị hóc xương cháo lươn lại là một bài học cảnh tỉnh với nhiều bậc cha mẹ đang chăm sóc con nhỏ.

Bé 21 tháng bại não vì hóc thạch, chuyên gia cảnh báo: 4 phút là thời gian vàng cứu trẻ hóc dị vật

Rách thành thực quản vì trẻ bị hóc xương cháo lươn

Theo lời kể của mẹ bé thì gia đình có cho bé ăn cháo lươn cách 5 ngày trước khi nhập viện Nhi Đồng Thành Phố. Khi thấy bé bị hóc xương khi ăn cháo lươn thì gia đình đã lấy được mảnh xương ra rồi, tuy nhiên không nghĩ vẫn còn một mảnh xương khác cắm chặt vào thành thực quản nên gia đình rất chủ quan. Đến khi bé sốt ho, khò khè ọc sữa, tiêu lỏng và điều trị phòng khám tư không bớt, bé thở mệt nên người nhà đưa bé nhập viện Nhi Đồng Thành Phố.

hình ảnh

Khối áp xe hình thành gây nhiễm trùng tại vùng mắc xương. Ảnh VOV

Theo các bác sĩ, đây là một tình huống hóc dị vật khiến trẻ nguy kịch đến tính mạng. Khi nhập viện, trẻ có biểu hiện tím tái, thở co kéo 64 lần/phút, tri giác lơ mơ, nhịp tim tăng cao, độ bão hòa oxy máu thấp hơn so với thông thường. Bé được đặt lại nội khí quản giúp thở, thở máy. Kết quả chẩn đoán hình ảnh ghi nhận bé bị áp xe thành sau họng lan xuống 1/3 trung thất sau, viêm phổi, ghi nhận có dị vật ở thực quản và đường dò từ thực quản ra khối áp xe. Bé được hội chẩn các ê kíp hô hấp, tiêu hóa, tai mũi họng, ngoại lồng ngực để tiến hành rạch cạnh cổ thoát lưu mủ khối áp xe.

hình ảnh

Sau 1 tháng điều trị, bé đã dần hồi phục sức khỏe. Ảnh: VOV

Khi nội soi, các bác sĩ gắp ra được dị vật là một mảnh xương lươn (0,5x0,3cm) gắm sâu vào thành thực quản và gây rách một đoạn khoảng 2cm, phải khâu vá lại. Sau hơn một tháng điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần. Hiện, bệnh nhi tiếp tục được điều trị, chuẩn bị rút ống thông hỗng tràng và cho dinh dưỡng qua đường miệng trở lại.

Cha mẹ cần làm gì để đảm bảo an toàn cho bé trong các bữa ăn

Để tránh những tai nạn dị vật đường thở, đường ăn, gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ, BS CKII Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đưa ra các lời khuyên cho ba mẹ như:

- Khi bé đến tuổi ăn dặm, trước khi cho bé ăn một món ăn nào đó, mẹ cần phải kiểm tra thật kỹ và phải chắc chắn là xương đã được loại bỏ hoàn toàn.

- Dùng rây lọc để kiểm tra một lần cuối cùng khi tiến hành cho bé ăn.

- Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ăn trái cây phải lấy hết hạt, uống thuốc nên uống dạng siro hoặc gói bột pha nước, nếu thuốc viên thì phải nghiền nát.

Các sơ cứu cho bị hóc dị vật:

Trong trường hợp trẻ đang ăn mà bị hóc dị vật, cha mẹ cần thực hiện các bước sau:

hình ảnh

- Cho trẻ nằm ở tư thế đầu thấp trên đùi hoặc cánh tay của bố mẹ.

- Dùng ngón tay mở miệng trẻ ra và lấy gót bàn vỗ vào vùng giữa lưng (chỗ giữa hai bả vai) 5 lần. Mỗi lần vỗ xong, bố mẹ cần kiểm tra xem trẻ đã hết tắc nghẹn chưa.

- Nếu trẻ vẫn còn bị tắc nghẽn, bố mẹ lật ngửa trẻ, dùng 2-3 ngón tay ấn vào vị trí ngực ở ½ dưới xương ức. Mỗi lần ấn xong, bố mẹ cũng cần kiểm tra xem đã khai thông được chỗ nghẹn chưa.

- Trong trường hợp dị vật vẫn không thoát, bố mẹ hãy xen kẽ đập lưng 5 lần và ấn ngực 5 lần trước khi dịch vụ cấp cứu đến nơi.  

Sau khi làm xong các bước sơ cứu, bố mẹ có thể kiểm tra xem đường thở đã thông chưa bằng cách: 

- Xem xét cử động của lồng ngực

- Cảm nhận hơi thở và lắng nghe tiếng thở của trẻ.

Hy vọng với trường hợp của bé H bị hóc xương khi ăn cháo lươn như bài viết trên, những bậc cha mẹ sẽ rút ra những bài học quý giá trong khâu chế biến thức ăn cho trẻ để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.a