Thông thường, răng sữa ở trẻ nhỏ sẽ lung lay và rụng đi trong độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi để nhường chỗ cho răng trưởng thành. Trong nhiều trường hợp, răng sữa sẽ lung lay hoặc tự rụng, nhưng cũng có khi phải can thiệp nha khoa. Nhưng ít bậc cha mẹ nghĩ đến việc một thủ thuật tưởng chừng đơn giản như vậy lại có thể cướp đi mang sống của con họ

Theo TheSun, chị Marianna Vakhniak và chồng Viktor Pashnyk, đều là nhạc sĩ, đã đưa cậu con trai 5 tuổi Veles đến phòng khám nha khoa Ori-Dent ở Lviv, Ukraine để nhổ hai chiếc răng sữa vào ngày 17/12 năm ngoái. Nhưng khi đến nơi, cậu bé tỏ ra lo lắng và bác sĩ phẫu thuật đề nghị nhổ răng bằng… gây mê toàn thân.

Cha mẹ đồng ý nhưng đứa trẻ phản đối khi ngồi trên ghế và không chịu đeo mặt nạ gây mê. Người mẹ cho biết sau đó cô đã yêu cầu dừng thủ tục, tuy nhiên chiếc mặt nạ được cho là vẫn đeo trên người bé trai cho đến khi cậu bé ngủ thiếp đi.

hình ảnh

Bé trai ch.ết não và qua đời sau khi được bác sĩ gây mê toàn thân để nhổ hai chiếc răng sữa

Ngay sau khi ca phẫu thuật bắt đầu, mẹ của cậu bé nghe thấy tiếng ồn ào và các nhân viên y tế được nhìn thấy vội vã chạy vào phòng. Sau khoảng 20 phút, hai đội ứng cứu khẩn cấp đã có mặt tại phòng khám. Người mẹ được thông báo rằng tim của Veles đã ngừng đập, nhưng may mắn thay, các bác sĩ đã giúp nó hoạt động trở lại. Bé trai 5 tuổi được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện St Nicholas.

Các bác sĩ phát hiện ra rằng đứa trẻ đã trải qua cái ch.ết lâm sàng sau khi được đưa ra khỏi phòng nha khoa. Cậu bé sau đó đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 13 tháng 1 năm 2024. Một cuộc điều tra của cảnh sát đã được tiến hành để xem liệu nhân viên y tế ở phòng nha có phải chịu trách nhiệm về cái ch.ết của đứa trẻ hay không.

Bố cậu bé, anh Viktor Pashnyk, nói: “Chúng tôi vẫn chưa rõ điều gì đã xảy ra trong phòng phẫu thuật với một đứa trẻ khỏe mạnh để rồi nó hôn mê và không còn cơ hội sống”.

hình ảnh

Người mẹ kể cô nhận thông báo con trai đã ngừng tim sau khi được gây mê toàn thân

Vào tháng 11 năm 2023, một em bé một tuổi qua đời ở thành phố Ternopil của Ukraine sau khi được gây mê toàn thân để nhổ răng sữa. Tờ Unian đưa tin rằng cậu bé bị phản ứng dị ứng và không thể tỉnh dậy. Văn phòng Công tố khu vực Ternopil cho biết nguyên nhân ban đầu dẫn đến cái chết của cậu bé là do suy tim và phổi cấp tính.

Từ 2 trường hợp trên, chúng ta thấy rõ răng sữa đôi khi không thể giải quyết một cách đơn giản. Theo KidDental, có những trường hợp trẻ em sẽ cần phải nhổ răng. Mặc dù hầu hết trẻ em đều mất răng một cách tự nhiên mà không cần can thiệp, nhưng có một số trường hợp phải thực hiện nhổ răng.

hình ảnh

Veles được cho nằm máy thở và qua đời hôm 13/1

Trẻ nhỏ thường sẽ mất chiếc răng đầu tiên vào khoảng 6 tuổi. Khi răng trưởng thành bắt đầu mọc, chúng sẽ đẩy răng sữa ra ngoài. Đầu tiên, trẽ  có thể nhận thấy răng của mình bị lung lay và có thể muốn bắt đầu sờ chiếc răng đó. Điều này hoàn toàn an toàn vì răng sẽ tự lung lay và mọc ra theo thời gian.

Trường hợp nhổ răng là khi quá trình tự nhiên này không diễn ra. Đối với trẻ em, điều cần thiết là phải có đủ không gian thích hợp cho răng trưởng thành mọc. Vì răng trưởng thành là răng vĩnh viễn nên điều quan trọng là chúng có thể m5c mà không có bất kỳ vấn đề nào có thể cản trở vị trí của chúng và dẫn đến các vấn đề lâu dài trong miệng.

Ví dụ, một lý do phổ biến của việc nhổ răng là khi răng sữa chưa rụng nhưng răng trưởng thành đã mọc lên. Nếu không nhổ, răng sữa và răng trưởng thành sẽ mọc chen chúc nhau, làm giảm khả năng nhai cắn cũng như tính thẩm mỹ.

Một tình huống khác có thể cần phải nhổ răng là khi một hoặc nhiều răng của trẻ bị sâu hoặc có vấn đề. Điều này có thể xảy ra do tai nạn, chấn thương thể thao, áp xe hoặc nhiễm trùng ở xương hoặc nướu hoặc khoang quá lớn để chữa trị. Nếu không có lựa chọn phục hồi nào, nha sĩ có thể khuyên nên nhổ răng để giải quyết vấn đề và ngăn chặn mọi tổn thương thêm.

Một ca nhổ răng đơn giản có thể được thực hiện bởi nha sĩ nhi khoa và bao gồm việc nhẹ nhàng nới lỏng chiếc răng sữa có thể nhìn thấy được và kéo nó ra. Chỉ sử dụng thuốc gây tê cục bộ, quy trình này diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn.

Việc nhổ răng phức tạp hơn có thể cần gây tê cục bộ hoặc dùng an thần. Những kiểu nhổ răng này có thể được yêu cầu trong những trường hợp nghiêm trọng khi răng bị kẹt trong xương hàm.

Sau khi thực hiện thủ thuật, trẻ nên tránh những thức ăn cứng, giòn và nên uống nhiều nước. Bất kỳ cơn đau nào được nhận thấy đều cần được theo dõi và nếu tình trạng sưng tấy xảy ra, hãy nói chuyện với nha sĩ nhi khoa.

Hãy nhớ rằng, nhổ răng sữa luôn là biện pháp cuối cùng khi các lựa chọn khác không khả thi. Mặc dù nhổ răng nói chung là một thủ tục đơn giản nhưng một trong những phần chính của quy trình là nói chuyện với con về những gì sẽ xảy ra và xoa dịu mọi nỗi sợ hãi mà chúng có. Nói chuyện với nha sĩ nhi khoa cũng là một cách tuyệt vời để con tìm hiểu về quy trình và giảm bớt mọi lo lắng.