Mút ngón tay có thể mang đến nhiều lợi ích đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu thói quen này kéo dài sẽ rất nguy hại đối với sức khỏe.
Nhiều trẻ nhỏ, thậm chí là giai đoạn sơ sinh đã rất thích mút ngón tay. Theo nghiên cứu thói quen này có thể giúp trẻ giảm nguy cơ dị ứng khi lớn lên. Đây là thói quen được hình thành từ trong bụng mẹ. Mút ngón tay như một cách giúp trẻ xoa dịu cảm xúc khi căng thẳng, lo lắng khiến chúng vui vẻ và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, nếu phát triển thành thói quen khó bỏ khi lớn lên sẽ rất hại cho sức khỏe. Giống như trường hợp bé gái bị phòng rộp ngón tay cái vì thường xuyên đưa vào miệng ngậm.
7 thói quen tốt cha mẹ nuôi dưỡng từ nhỏ giúp con lớn lên một đời hạnh phúc, công thành danh toại
Em đọc trên lamchame, bé gái thích mút ngón tay bất kể đêm ngày, thậm chí nếu không mút bé cũng rất khó ngủ. Sau một thời gian, ngón tay cái bé bắt đầu có biểu hiện lạ so với những ngón còn lại. Như trên hình, ngón tay bị phòng rộp nổi bóng nước. Người mẹ rất đau đầu những cũng không biết cách nào để thay đổi thói quen cho con.
Là người mẹ có con nhỏ, đặc biệt là con bé ở nhà cũng có thói quen này nên đọc bài viết bé gái bị phòng rộp ngón tay do thói quen mút ngón tay mà thấy lo lắm luôn. Cứ la con, con bỏ được vài hôm thì sau đó lại đưa tay lên miệng mút, thậm chí là cắn trụi cả móng.
Theo em tìm hiểu, mút ngón tay đúng là có lợi cho trẻ nhỏ trong một vài khía cạnh nhưng nếu không tập bỏ thói quen này thì rất có hại cho sức khỏe.
Tác hại khi trẻ vẫn còn mút ngón tay khi răng vĩnh viễn đã mọc
1. Tổn thương da
Các vùng da tiếp xúc với tuyến nước bọt của miệng có thể bị tổn thương như nứt, chảy máu, khiến ngón tay của bé bị nhiễm trùng như trường hợp bé gái bị phòng rộp ngón tay do mút ngón tay.
2. Ảnh hưởng đến răng, vòm miệng
Nếu trẻ vẫn thường xuyên mút ngón tay cái khi răng vĩnh viễn đã mọc, thói quen này có thể bắt đầu ảnh hưởng đến vòm miệng hoặc cách mọc răng. Nguy cơ của các vấn đề về răng như răng mọc lệch, không thẳng hàng có liên quan đến tần suất, thời gian và cường độ mút ngón tay cái.
3. Ảnh hưởng đến lời nói
Vì mút ngón tay ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, hàm và vòm miệng nên thói quen này có thể ảnh hưởng đến lời nói của trẻ. Mút ngón tay cái có thể gây ra sự chậm trễ và các trở ngại về giọng nói khác, bao gồm việc không thể phát âm một số phụ âm.
4. Bị chế giễu
Nếu đã lớn mà vẫn còn mút ngón tay, trẻ có thể bị người khác chế giễu, đánh giá.
Mút ngón tay cái thường kéo dài bao lâu?
Nhiều trẻ thường tự ngừng mút ngón tay khi được 6-7 tháng tuổi hoặc 2-4 tuổi. Nhưng ngay cả khi bé đã ngừng mút thì thói quen này có thể quay lại khi trẻ căng thẳng.
Khi nào mẹ nên can thiệp?
Ảnh minh họa: Healthline
Mút ngón tay cái thường không phải là vấn đề đáng lo ngại cho đến khi bé mọc răng vĩnh viễn. Mặc dù nhiều chuyên gia khuyên cha mẹ nên can thiệp để trẻ ngưng mút ngón tay trước 3 tuổi nhưng Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết việc điều trị thường chỉ nên được thực hiện khi đứa trẻ sau 5 tuổi vẫn tiếp tục mút ngón tay cái.
Cách để khuyến khích bé ngừng mút ngón tay cái
Các mẹ có thể thử một số cách sau để khuyến khích trẻ ngừng mút ngón tay.
- Khen ngợi hoặc cho trẻ phần thưởng khi bé không mút ngón tay. Đặt cho bé mục tiêu có thể đạt được như không mút ngón tay cái 1 giờ trước khi đi ngủ. Ghi lại những ngày bé thực hiện thành công.
- Xác định nguyên nhân bé mút ngón tay. Nếu trẻ mút ngón tay chỉ vì căng thẳng, mẹ nên cung cấp cho con sự thoải mái bằng cách ốm ấp, vỗ vễ hoặc cho bé một con thú nhồi bông.
- Khi thấy trẻ mút ngón tay, mẹ hãy nhẹ nhàng nhắc nhở để bé dừng lai. Đừng la mắng, chỉ trích hay chế giễu con bạn.
- Khi các cách trên không hiệu quả, mẹ có thể đưa con đến nha sĩ. Bởi vì có thể trẻ cần lời khuyên răn từ một người khác mà không phải mẹ để từ bỏ thói quen mút ngón tay cái. Chuyên gia sẽ nói chuyện với bé về cách chăm sóc răng miệng thật tốt.
Nguồn: phunutoday, lamchame, healthline