Trong xã hội ngày nay, đại đa số các bậc cha mẹ đều sẽ rất yêu thương con cái, bởi vì đây là kết tinh tình cảm của họ, không muốn để con phải chịu một chút ủy khuất. Nhưng vẫn có một số người lớn bất cẩn. không suy nghĩ kỹ trước khi kết hôn. Cuộc sống sau khi làm đám cưới rồi có con không phải màu hồng, họ nhận thấy cả hai không hợp nhau, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.
Trong hoàn cảnh đó, ly hôn đã trở thành sự lựa chọn tốt nhất. Nhưng nếu có con, quyền sở hữu đứa trẻ lại trở thành tâm điểm tranh chấp giữa hai bên, dẫn đến các vụ việc xã hội không hiếm. Gần đây em thấy một đoạn clip bé trai quỳ trước xe cưới của bố, đúng là chuyện gì cũng có thể xảy ra đúng không các mẹ?
Ngày 25/6, một gia đình ở Quảng Tây đang chuẩn bị tổ chức hôn lễ, nhà trai cũng đã sẵn sàng hân hoan đón dâu nhưng đoàn đón dâu lại bị một cậu bé quỳ gối chặn đường. Thì ra cậu bé 9 tuổi vừa khóc vừa quỳ trước xe cưới của bố chỉ để xin giấy khai sinh. Xem xong đoạn clip, cư dân mạng không khỏi tự hỏi cô dâu trong xe cưới kia có suy nghĩ lại sau khi thấy những điều trước mắt. Mẹ bé trai và chính bản thân cậu bé đã là một minh chứng hùng hồn cho thấy sóng gió không sớm thì muộn, nếu kết hôn với người đàn ông này.
Ảnh OST
Trong video, một chiếc xe cưới vừa đi tới, một cậu bé 9 tuổi đang khóc và quỳ gối trước xe cưới. Bên cạnh cậu bé là một phụ nữ trung niên lớn tuổi đang cầm ô và một phụ nữ trẻ đi cùng cậu.
Xe cưới dừng giữa đường, cậu bé không chịu rời đi, hai bên giằng co một lúc nhưng người trong xe vẫn không chịu ra.
Thấy người qua đường chỉ trỏ, người phụ nữ trung niên cầm ô nói lớn với người trong xe: “Từ khi anh lấy con gái tôi, anh chưa bao giờ làm tròn trách nhiệm của một người chồng và không làm tròn trách nhiệm của một người cha, điều đó đã khiến con gái tôi trở thành mẹ đơn thân.”
Ảnh OST
Theo người quay video, người phụ nữ trung niên là bà ngoại của cậu bé, trong khi người phụ nữ trẻ đứng bên cạnh là dì ruột. Trong xe cưới là bố ruột của cậu bé. Người cha vô cùng nhẫn tâm đã bỏ rơi cậu bé khi mới hơn một tháng tuổi. Người mẹ không còn cách nào khác đành phải đưa con về nhà ngoại. Ngày hôm nay đứa trẻ chặn xe cưới của bố không phải là muốn ngăn bố cưới vợ, mà là một nguyên nhân còn bất ngờ hơn. Hiện tại đứa trẻ đả 9 tuổi nhưng vẫn chưa được đi học. Lý do là vì cha cậu không đưa giấy khai sinh và từ chối cho con đăng ký hộ khẩu. Không có giấy khai sinh lẫn hộ khẩu, đứa trẻ không thể đi học.
Hôm nay là ngày đại hỷ của con rể cũ, bà ngoại không còn cách nào khác đành phải đưa cậu bé đến xin bố cho lại giấy khai sinh. Nhưng người cha vẫn nhất quyết không cho.
Người quay video cũng lấy làm lạ về hành xử của người cha này. Bây giờ bản thân anh ta cũng đã kết hôn lần thứ hai, bao năm qua không chăm sóc con cái, không hiểu sao vẫn không chịu đưa giấy khai sinh cho con. Nếu không thương con thì cầm tờ giấy khai sinh cũng vô nghĩa.
Ảnh OST
Theo xác nhận của bà ngoại, cha mẹ cháu bé chia tay khi cháu bé hơn một tuổi, trước đó là ly thân 10 tháng. Suốt những năm qua, người cha không thèm hỏi han đến con, huống gì là chu cấp dưỡng nuôi. Không đưa một xu cũng không sao, người cha còn không chịu đưa giấy khai sinh, không đăng ký hộ khẩu cho con.
Trong lần kết hôn thứ hai, anh hứa trước khi cưới sẽ đưa giấy khai sinh cho con và cho nhập hộ khẩu. Kết quả là thất hứa. Tuyệt vọng, bà ngoại đưa cháu đến chặn xe cưới để xin giấy khai sinh. Bà cho biết:
“Tôi chỉ muốn đòi lại công bằng cho con gái và cháu tôi. Hãy để thằng bé sống một cuộc sống bình thường. Anh ta có mâu thuẫn với con gái tôi nhưng cháu tôi vô tội, nó phải được đi học đàng hoàng chứ!”
Liên quan đến video này, cư dân mạng đã bàn tán rất nhiều, có người cho rằng người đàn ông này quá vô tâm. Mẹ của cậu bé không biết làm thế nào mà cô lại yêu một người đàn ông như vậy.
Một số cho rằng cha mẹ ly hôn, con cái đã tổn thương nhiều, đừng làm hằn sâu thêm những hằn học của người lớn. Cho dù có bao nhiêu hận thù giữa cha mẹ, nó không nên hướng vào một đứa trẻ vô tội. Bé trai đã chín tuổi, nếu bố chưa từng có trách nhiệm với con thì cũng không nên khư khư giữ giấy khai sinh của con.
Ảnh OST
Thậm chí, một số cư dân mạng còn cho rằng, người đàn ông này đã quá thất bại với vai trò làm cha, làm chồng chắc cũng vô vọng, người phụ nữ trên xe hoa cưới không biết sao? Nếu kết hôn với một người đàn ông như vậy, con của cô dâu có thể là người tiếp theo phải chịu đựng.
Tuy nhiên, một số cư dân mạng cho rằng 9 năm 3200 ngày có thể đòi hỏi mỗi ngày, nhưng tại sao lại chọn đúng hôm đại hỉ của bố, đây có phải là cách giáo dục trẻ đúng đắn? Tâm lý của trẻ sau này sẽ như thế nào? Bố không muốn đưa giấy khai sinh, bà ngoại lấy cháu làm con bài mặc cả, ai thực sự yêu thương đứa trẻ này?
Nam nữ ở với nhau vì yêu nhau, chia tay vì không yêu nhau là chuyện hoàn toàn bình thường. Nếu đã có con, cha mẹ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ giảm thiểu tổn hại cho đứa trẻ. Người cha trong video bỏ hai mẹ con khi con mới hơn 1 tháng tuổi, dù vì lý do gì thì cũng không nên giữ lại giấy khai sinh để làm khó vợ cũ và con. Dù sao đó cũng là con ruột của anh ta, cho dù quan hệ hôn nhân giữa hai người có kết thúc thì đứa con trai đó vẫn là con của anh ta, đây là sự thật không thể thay đổi. Và anh phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nuôi cháu đến 18 tuổi. Cho dù có mâu thuẫn với vợ cũ thì cũng không nên trút giận lên chính con trai mình.
Người quay đoạn video cho biết, bà ngoại cậu bé nói rằng bất đắc dĩ mới phải làm như thế. Mẹ đứa trẻ đi làm, mọi việc lớn nhỏ trong cuộc sống đều do bà ngoại lo liệu, nhưng hiện cháu đã 9 tuổi, đã quá tuổi đi học theo quy định nhưng cháu lại khổ sở vì không có giấy khai sinh, không cách nào đăng ký nhập học. Sau nhiều lần đòi không được, cân nhắc về tương lai của đứa trẻ, bà ngoại đã chọn cách này. Dì của đứa trẻ cũng đi ủng hộ mẹ và cháu. Không rõ kết thúc như thế nào nhưng có lẽ cậu bé khó đạt ý nguyện, vì người trên xe nhất quyết không bước xuống.
Bất kể giữa cha mẹ quan hệ như thế nào, giữa hai người có bao nhiêu mâu thuẫn, đứa nhỏ là vô tội, không nên bị liên lụy. 9 năm qua mặc kệ cũng không sao, ít nhất nó sẽ lớn lên khỏe mạnh bình thường dưới sự chăm sóc của mẹ và bà. Nhưng giấy khai sinh lại liên quan đến tương lai của con, xã hội bây giờ kết hôn, ly hôn là chuyện bình thường nhưng một người cha đến con ruột còn không thương thì làm sao có thể thương yêu người khác, cụ thể là cô dâu trên xe hoa.
Tất nhiên, một số cư dân mạng bày tỏ sự nghi ngờ, 9 năm không có giao điểm, đột nhiên vào ngày thành hôn của bên kia, để đứa trẻ quỳ dưới mưa, có phải nhà ngoại dùng đứa trẻ để trút giận bất bình? Các mẹ nghĩ sao?