Khi còn trẻ và chưa lập gia đình, thức khuya là chuyện hiển nhiên

Dù thức khuya để làm việc hay xem phim, chơi game, lướt web, mua sắm trực tuyến, chơi game, v.v., dường như giấc ngủ muộn đã trở thành thói quen, nhưng đối với phụ nữ mang thai, có một điều hiển nhiên là mẹ không chỉ có trách nhiệm với bản thân mình mà còn phải có trách nhiệm với em bé, thông qua chế độ dinh dưỡng, thói quen sống. Khi mẹ bầu thức khuya thai nhi thức theo mẹ, điều này có lợi hay không?

Sinh 1 đứa con là mẹ chấp nhận đánh đổi rất nhiều, có 4 điều mẹ mất đi mãi mãi sau sinh

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn NJK)

Kiki luôn có thói quen thức khuya. Cô thường đi ngủ sau 12 giờ vá dậy rất muộn vào hôm sau. Vì đồng hồ sinh học đã được cài đặt, rất khó để thay đổi nó sau khi mang thai. Cô biết rằng thức khuya là không tốt, Kiki đã thử đi ngủ sớm nhưng cứ trằn trọc khó ngủ. Theo thói quen, mẹ bầu lại cầm điện thoại lên lướt xem tin tức và điều này khiến người mẹ vô thức ngủ còn trễ hơn.

Khi cô đi khám sản khoa ở tháng thứ 5 của thai kỳ, bác sĩ nói rằng thai nhi nhẹ cân và chiều dài không đạt tiêu chuẩn bình thường. Bác sĩ khuyên Kiki không nên thức khuya, nếu không sẽ dễ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của em bé.

Thức khuya rất có hại với bà bầu, vốn dĩ có thể chất yếu hơn những người bình thường. Bà bầu cần có thói quen làm việc và nghỉ ngơi tốt, vì thức khuya có thể dễ dàng gây ra mệt mỏi về tinh thần và chán ăn, do đó có thể gây suy dinh dưỡng và còi cọc cho thai nhi. Do đó, khi mẹ bầu không ngủ được, bạn phải nghĩ đến em bé trong bụng, vì khi bạn thức khuya, chúng cũng có thể phải chịu sự mệt mỏi tương tự.

hình ảnh

Khi mẹ bầu thức khuya thai nhi thức hay ngủ? Hầu hết mọi người có thể nghĩ rằng em bé chưa được sinh ra và không có hoạt động suy nghĩ hay nhận thức nào cả nên không ảnh hưởng. Trên thực tế, trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi đã hoàn chỉnh. Mặc dù sống trong bụng mẹ, bé có thể cảm nhận được ánh sáng. Tầm nhìn của em bé bắt đầu phát triển từ 6 tuần và khi 22 tuần, bé có thể mở mắt để nhìn xung quanh. Sự phát triển thực tế ở tuần 32 đến 33 đã trở nên hoàn hảo hơn, bé có thể phân biệt giữa sáng và tối. Nếu mẹ thức khuya và để đèn sáng xung quang, con trong bụng ít nhiều cũng sẽ bị làm phiền bởi ánh sáng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả ánh sáng mờ vào ban đêm cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì lý do này, nếu mẹ bầu thường thức khuya, thai nhi cũng sẽ thức theo mẹ.

Ở trạng thái lý tưởng nhất, thời gian sinh hoạt của mẹ bầu và thai nhi là như nhau, nhưng thời gian bé ngủ dài hơn mẹ, chu kỳ ngủ ngắn hơn và tần suất cao hơn. Nói chung, thời gian ngủ của thai nhi là khoảng 20 đến 75 phút. Sau đó bé thức dậy và nghỉ ngơi, và đi ngủ lại. Nhiều bà mẹ có thể nghĩ rằng thức khuya không ảnh hưởng đến thai nhi. Trên thực tế, mọi thứ đều được kiểm chứng rõ ràng sau khi em bé chào đời. Mẹ thức khuya sẽ ảnh hưởng đến thai nhi

hình ảnh

1. Tăng trưởng chậm

Nếu ở giai đoạn quan trọng của sự phát triển cơ quan của thai nhi, người mẹ ngủ muộn và dậy muộn, thì việc đảo ngược đồng hồ sinh học có thể gây ra rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, sau đó hạn chế sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Em bé sẽ nhẹ cân và chậm tăng trưởng sau khi sinh, thậm chí chiều dài khi sinh cũng sẽ không đạt chuẩn bình thường, ảnh hưởng đến chiều cao của bé khi trưởng thành.

2. Bé sau sinh khó ngủ và hay khóc lóc

Mẹ thức khuya chắc chắn sẽ không giúp thai nhi thiết lập đồng hồ sinh học tốt. Thời gian nghỉ ngơi sau khi sinh là bất thường. Bé có thể khóc và khó ngủ vào giờ đi ngủ bình thường, bởi thói quen đã được hình thành từ trong bụng mẹ.

3. Nhẹ cân, thường xuyên bệnh

Mang thai là một quá trình tiêu tốn máu và quá trình sản sinh máu ở gan là khoảng thời gian từ 11 đêm đến 3 giờ sáng. Mẹ bầu thức khuya thì thai nhi cũng thức theo mẹ và nếu mẹ không ngủ trong thời gian tạo máu thì cả mẹ và bé đều dễ bị thiếu máu. Điều này có thể khiến trẻ sinh ra ốm yếu và dễ mắc bệnh, nhẹ cân.

Bài và ảnh tổng hợp từ Sohu