Người lớn liên tục hối thúc sinh con không bằng đứa trẻ nói vu vơ mấy lời.
Không chỉ chọn kết hôn muộn, ngày nay nhiều người trẻ còn không chịu sinh con, thậm chí khỏi kết hôn luôn cho đỡ phải nhọc lòng, nhọc trí.
Nhiều cặp vợ chồng trẻ mới cưới về quê gặp phải những câu hỏi “Bao giờ hai đứa sinh con?” hay “Sao lâu quá không thấy có tin vui gì vậy?” là y như rằng mặt mày sa sầm, rồi tìm cớ dọt đi chỗ khác cho nhẹ đầu.
Ảnh minh họa
Người lớn trong nhà đau đầu thì vì lựa chọn này, còn xã hội cũng đứng trước những thách thức không nhỏ. Lý do đằng sau sự trì hoãn này, ai cũng hiểu. Nào là áp lực cuộc sống, gánh nặng tài chính, nào là tuổi trẻ bây giờ chỉ muốn hưởng thụ, không ham bỏ cuộc chơi đèo bồng chồng con đủ mọi sự khổ. Khổ tâm hơn nữa vẫn là có khuyên lơn hay hăm he cỡ nào con cháu cũng không chịu thay đổi suy nghĩ.
Thế nhưng, người lớn liên tục hối thúc không bằng một lời nói vu vơ của con trẻ.
Một tài khoản trên PTT chia sẻ lại đoạn hội thoại giữa những người bạn với nhau. Họ tán gẫu với nhau về vấn đề nóng nhất hiện nay của nhiều gia đình, đó là: “Không còn trẻ mọn gì mà vẫn chưa sinh con”. Theo lời người chứng kiến kể, một cặp vợ chồng trung niên nhiều năm kiên quyết không chịu có con bỗng một ngày lại lo lắng đến sốt ruột, tìm kiếm bằng được một mụn con khi đã đến tuổi 40. Một người có mặt trong buổi trò chuyện mới hỏi lý do gì thì nhận được câu trả lời: “Chuyện là con trai của anh chồng tôi đến nhà chơi. Anh chồng và chị dâu bao năm nay ở vậy không muốn có con. Thỉnh thoảng, thằng bé đến nhà chơi vào những ngày nghỉ cho có tiếng trẻ con. Hôm đó, đang ngồi tán gẫu với nhau thì thằng bé nói sau này căn nhà này sẽ thuộc về nó, tiền bạc hai bác làm ra cũng sẽ thuộc về nó vì hai bác làm gì có con ruột. Sau khi qua đời, chẳng phải những người thân như cháu sẽ được thụ hưởng hay sao. Từ ngày đó đến nay, hai vợ chồng thay đổi hẳn, bây giờ lại lo tìm cách để có con bằng được thôi.”
Ảnh minh họa
Lúc này, những người nghe được câu chuyện liền bật cười: “Đúng thật, bao người hối thúc không bằng con trẻ nói vu vơ mấy lời.”
“Nếu làm lụng vất vả bao nhiêu năm, tài sản, tiền của của mình sẽ thuộc về người thân mà không phải con cháu của mình thì bản thân sẽ cảm thấy thế nào”, câu hỏi này thật sự có sức đánh động lớn. Bản chất con người khi đụng đến vấn đề lợi ích cá nhân, bao giờ cũng phản ứng rất mạnh mẽ. Nếu đó là tài sản riêng, tự mình gầy dựng sau bao năm vất vả lao động ngược xuôi thì càng phải đắn đo. Có lẽ vì vậy mà vợ chồng kia mới thay đổi suy nghĩ.
Tuy nhiên, khi câu chuyện được đưa ra, nhiều người trẻ lại tỏ ra rất “kiên định” với lựa chọn của mình chứ không dễ dàng gì để bị thuyết phục:
“Tại sao phải quan tâm đến lúc không còn trên đời này nữa? Có thể tiêu sạch trước khi đi mà.”
“Không có gì phải lo lắng nha, tôi sẽ chỉ đối xử tốt với bản thân mình khi về già.”
“Nếu có nghĩ đến lúc đó thì không muốn vẫn có thể để di chúc quyên góp từ thiện hoặc lập quỹ học bổng được mà.”
“Tiêu tiền như điên, thậm chí nợ ngập đầu coi người thân nào chịu thừa kế không, haha.”
Xem ra, đúng như câu “nếu muốn thì tìm cách, còn nếu không muốn thì tìm lý do” có phải vậy không các mẹ?
Đúng thật, trong thời buổi mà ngay cả các bạn trẻ cũng khó có thể tìm được một công việc ổn định với thu nhập cao để xoay xở tự lo được cho bản thân thì chuyện nghĩ đến một mái ấm, có vợ, có con như một ước mong xa xỉ.
Phòng sơ sinh thưa thớt ở một bệnh viện tại Hàn Quốc. Ảnh: CNN
Những gia đình trẻ có con ngày càng thưa thớt dần dù những quốc gia đang đứng trước nguy cơ dân số già trong tương lai như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã bằng nhiều hình thức khác nhau khuyến khích người dân sinh con. Chính phủ những nước này trong nhiều năm qua thậm chí còn chịu chi tiền mặt, hỗ trợ mua nhà ở, tăng cường phúc lợi tốt cho người nuôi con nhỏ... nhằm ngăn chặn tương lai già hóa dân số nhanh có thể nhìn thấy trước nhưng dường như chừng ấy vẫn chưa đủ sức thuyết phục.
Thế hệ Gen Z đang không còn xem gia đình là mục tiêu ưu tiên trong cuộc đời của mình. Họ tập trung vào sự nghiệp, nâng cao giá trị bản thân và giải phóng chính mình khỏi những ràng buộc, áp lực mà theo họ là không đáng.
Thực tế, mỗi người trẻ hiện nay không chỉ phải lo cho chính mình mà còn gánh nặng cha mẹ già khi cùng với sự cải thiện cuộc sống, tuổi thọ của nhiều người ngày càng tăng. Chi phí th.uốc men, thời gian chăm sóc, tiềm lực tài chính... để phụng dưỡng cha mẹ già thực sự là một áp lực không nhỏ với những người con.