Một số thói quen của mẹ bầu có thể là điều thai nhi sợ hãi nhất qua mỗi tháng thai kỳ. Tưởng chừng vô hại nhưng có thể đe dọa sự phát triển thể chất và sức khỏe tâm thần của con.
Hành trình 9 tháng thai kỳ nặng nhọc, mẹ hoàn toàn không đơn độc vì luôn có con đồng hành. Mỗi tháng trôi qua là một cột mốc đánh dấu sự cố gắng của cả mẹ và bé. Ở trong bụng mẹ, con rất nhạy cảm bởi hành vi, thói quen, tâm trạng của mẹ bầu. Tương đương với từng tháng phát triển, thai nhi cũng có những nỗi sợ riêng nhưng nhiều mẹ vẫn mắc phải. Dưới đây là 9 nỗi sợ của thai nhi qua từng tháng.
3 điều thai nhi sợ nhất ở 3 giai đoạn thai kỳ, mẹ đừng làm lơ mà tổn thương con nhé!
Tháng 1: Nhiệt độ cao
Tháng đầu tiên, trứng được thụ tinh nên rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Các bà mẹ mới mang thai phải đặc biệt lưu ý tránh nơi nhiệt độ cao, tránh không nên tắm hơi hoặc nước nóng, cố gắng không để sốt cao để ngăn ngừa tác hại xảy đến với hệ thần kinh của em bé. Bởi vì
Tháng 2: Thuốc
Ở tháng thứ 2, thai nhi bước đầu hình thành các hệ cơ quan trong cơ thể. Lúc này, mẹ bầu cũng bắt đầu có triệu chứng mang thai. Các mẹ tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc để tránh thai nhi bị các khiếm khuyến về thể chất (dị tật thai).
Tháng 3: Thực phẩm có cồn
Tháng này, tim thai đã có nhịp đập rõ ràng và có sự phát triển nhanh chóng. Bà bầu có thể bị ốm nghén, nôn vào buổi sáng. Hút thuốc lá, rượu bia hay thức uống có cồn có thể cản trở vào sự phát triển bình thường của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu cần phải tránh.
Tháng 4: Tiếng ồn lớn
Tháng thứ 4, hệ thống thính giác thai nhi đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Con có thể cảm nhận và phản ứng lại âm thành môi trường bên ngoài. Tiếng ồn quá lớn sẽ làm tổn thương thính giác non nớt của thai nhi. Không chỉ tháng thứ 4, mẹ bầu phải cung cấp cho con môi trường yên tĩnh suốt thai kỳ để em bé trong bụng được phát triển khỏe mạnh.
Tháng 5: Không nhận đủ dinh dưỡng
Đây là một trong những nỗi sợ của thai nhi trong bụng mẹ. Tháng thứ 5, thai bước đầu bước vào quá trình tăng tốc mạnh mẽ. Con cần đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để phát triển toàn diện về não bộ và thể chất. Mẹ tuyệt đối không được lơ là chuyện ăn uống. Thiếu hụt dinh dưỡng không chỉ khiến mẹ hay xanh xao, mệt mỏi do thiếu cất mà còn khiến thai chậm tăng trưởng trong tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con.
Tháng 6: Phóng xạ
Tháng này, các cơ quan nội tang thai nhi đã được hình thành. Các bà mẹ phải không nên đến những khu vực có nguy cơ phóng xạ, bức xạ cao để tránh gây dị tật thai và tổn thương não bộ con.
Tháng 7: Mẹ quá căng thẳng
Mẹ có biết thai nhi không chỉ lớn lên bằng dinh dưỡng mà còn cảm xúc của mẹ không? Tháng thứ 7, thai nhi đã có thể mở mắt trong thời gian ngắn và có thể cử động tay, chân. Đây là giai đoạn thai nhi rất dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người mẹ. Nếu người mẹ quá căng thẳng, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mẹ hay khóc lóc, căng thẳng dễ sinh con hay quấy, cáu kỉnh. Tâm trạng của mẹ bầu ít nhiều tác động đến tính cách của trẻ sau này. Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyên người mẹ mang thai cố gắng vui vẻ, lạc quan mỗi ngày.
Tháng 8: Mẹ mệt
Tháng này, các cơ quan thai nhi được phát triển đầy đủ. Nếu mẹ làm việc nặng nhọc, để mình quá mệt mỏi sẽ tổn thương em bé trong bụng. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh các hoạt động đòi hỏi nhiều sức lực, không nên tập thể dục quá sức và giảm bớt công việc gia đình.
Tháng 9: Mẹ lo lắng
Cận thời điểm lâm bồn, mẹ bầu có rất nhiều nỗi lo thường trực. Một trong số đó là sợ ca sinh không suôn sẻ. Sự lo lắng quá mức đôi khi có thể kích thích chuyển dạ sớm, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. Do đó, đây là điều thai nhi sợ nhất khi trong bụng mẹ tháng thứ 9. Thay vì lo lắng, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chọn phương pháp sinh an toàn, phù hợp để mẹ có thể an tâm và sẵn sàng bước vào ca vượt cạn sắp tới nhé!
Nguồn: postsod