Tôm chứa hàm lượng đạm và canxi cao nhưng liệu mẹ đã biết cho con ăn tôm đúng cách.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, tôm đặc biệt giàu đạm và canxi. 100g tôm chứa 24g đạm và 2.000mg canxi. Ngoài ra, tôm còn chứa các thành phần quan trọng cho cơ thể như axit amin, cephalin, axit béo omega-6, omega-3, sắt, i ốt, kali, photpho, mangan, kẽm, magie… 

1 bát canh gà ác nấu cho ra màu nước vàng óng, trẻ ho khan, cảm lạnh dài ngày cũng khỏe hẳn

Do tôm rất bổ dưỡng nên nếu ăn nhiều, cơ thể chẳng những không thể hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng mà còn sinh đầy bụng, khó tiêu. Vậy nên người lớn được khuyến cáo chỉ nên ăn 100g tôm/ ngày còn trẻ em dưới 4 tuổi thì chỉ nên ăn 20-50g/ ngày.

Đặc biệt, khi cho con ăn tôm, mẹ tránh mắc phải các sai lầm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con.

1. Cho con ăn vỏ tôm vì cho rằng nhiều canxi

Rất nhiều mẹ nghĩ rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi nên cố ép con ăn cả vỏ. Việc này dễ làm trẻ khó tiêu và hóc nếu ăn phải vỏ tôm cứng. Thực ra, vỏ tôm chỉ chứa chất kitin (một dạng polymer) tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi. Vì vậy, mẹ chỉ cần cho con ăn thịt tôm là đủ lượng canxi mong muốn.

hình ảnh

2. Cho con ăn đầu tôm vì nghĩ bổ mắt

Theo truyền miệng, trẻ ăn mắt tôm sẽ sáng mắt, ăn đầu tôm sẽ thông minh. Thế là các mẹ nhà mình cứ thế giã đầu tôm nấu canh hoặc cho con ăn đầu tôm, mắt tôm. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì mắt tôm không hề giúp bổ mắt. Trong khi đó đầu tôm, nhất là tôm nuôi thường chứa nhiều thức ăn tăng trọng, chất tăng trưởng nếu bé ăn vào sẽ để lại tác hại lâu dài trên cơ thể. Đáng nói, đầu tôm còn là nơi chứa các chất độc, ký sinh trùng, không nên để bé ăn.

Thêm nữa, khi chọn tôm mẹ nhớ đừng mua loại tôm có đầu đen vì đó là dấu hiệu cho thấy tôm sống trong môi trường nước bị ô nhiễm kim loại nặng hoặc tôm bị bệnh. Đường chỉ đen trên thân tôm là đường tiêu hoá của tôm chứa dạ dày và đại tràng chứa nhiều vi khuẩn nên cũng cần loại bỏ trước khi chế biến.

3. Cho con ăn tôm cùng rau củ quả giàu vitamin C

Chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây hại cho con người. Vì vậy, không nên nấu chung tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C hay ăn trái cây, uống nước ép cùng lúc với ăn tôm. Tốt nhất, chỉ nên cho trẻ ăn thực phẩm giàu vitamin C cách 4 giờ sau khi ăn tôm.

4. Cho con ăn tôm khi bị ho

Trẻ ăn tôm khi bị ho sẽ làm bệnh nặng thêm và kéo dài. Nguyên nhân là do hệ hô hấp phản ứng với vị tanh của tôm, trong tôm có chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm đồng thời phần vỏ tôm cứng ma sát với niêm mạc họng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp.

hình ảnh

5. Cho con ăn tôm khi bị đau mắt đỏ

Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm hay ăn các loại hải sản khác như cua, cá, mực… khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

6. Cho con mắc hen suyễn ăn tôm

Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vậy nên mẹ tránh cho con ăn tôm nếu bé mắc bệnh hen suyễn.

7. Cho con có cơ địa dị ứng ăn tôm

Trẻ có cơ địa dị ứng, hay nổi mề đay thì mẹ nên thận trọng khi cho con ăn tôm cũng như tiêu thụ các loại hải sản khác.