Dù sinh thường hay sinh mổ thì mẹ cũng nên nắm rõ những điều này để tự tin hơn trước khi bước vào phòng sinh nhé.

Ngay từ khi bắt đầu mang thai, người mẹ đã chuẩn bị rất nhiều tâm lý cho việc vượt cạn khi con đủ 9 tháng 10 ngày, đó là cảm giác vừa háo hức vừa lo lắng. Dù chọn sinh thường hay sinh mổ thì mẹ cũng nên biết điều gì sẽ xảy ra trong giai đoạn chuyển dạ, giúp mẹ an tâm hơn trước khi bước vào cánh cửa phòng sinh.

20 điều nhớ nằm lòng trước khi vào phòng sinh giúp mẹ vượt qua tâm lý lo sợ

Đối với mẹ sinh thường

Giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy chuyển dạ ở phụ nữ mang thai đó là các cơn đau co thắt ở cổ tử cung, quá trình vượt cạn sẽ được hoàn thành trong vòng 24 giờ kể từ khi nước ối bị vỡ. Nhiều mẹ bầu khi thấy dấu hiệu đau bụng là người nhà đưa đến bệnh viện, nhưng họ lại được bác sĩ cho về. Nguyên nhân có thể là do mẹ bầu không phân biệt được chính xác các cơn co thắt, cơn co thắt thực sự thường xảy ra 5 phút một lần và kéo dài trong một thời gian khá lâu, cho dù mẹ bầu có nghỉ ngơi thì cơn co thắt này cũng không thay đổi, và đây là cơn chuyển dạ thật sự và người mẹ cần được đưa đến bệnh viện. Còn nếu dấu hiệu chuyển dạ không thường xuyên là dấu hiệu giả và sẽ đợi thêm thời gian nữa để chờ đợi đứa con yêu ra đời nhé ba mẹ ơi.

hình ảnh

- Mẹ bầu sẽ được kiểm tra những gì trước khi lên bàn sinh

Trong thời gian đợi cổ tử cung mở đủ, một số thao tác sẽ được các y tá kiểm tra trước như: Tình trạng thai nhi, lấy máy, xét nghiệm nước tiểu và theo dõi nhịp tim của thai nhi. Nếu sau khi các dấu hiệu sinh đã đủ mà cổ tử cung vẫn chưa mở đủ phân, bác sĩ sẽ sử dụng oxytocin – loại này có tác dụng gây co bóp tử cung cả về tần số lẫn cường độ. Trước đó, bác  sĩ sẽ hỏi thai phụ về dị ứng thuốc, tiền sử bệnh trước đây để đưa ra phương án tốt nhất.

- Khi nào thì tiêm thuốc gây tê màng cứng

Điều này phụ thuộc vào mẹ là con đầu hay con thứ 2. Nếu là con đầu, bác sĩ sẽ đợi đến khi cố tử cung mở được 5cm thì sẽ được tiêm thuốc gây tê màng cứng, còn nếu là bé thứ 2 thì thời điểm được tiêm thuốc này sẽ sớm hơn, có thể là sau khi cổ tử cung mở được 2cm. Trên thực tế, mỗi người có độ nhạy cảm khác nhau nên một vài trường hợp, dù tiêm gây tê màng cứng rồi nhưng vẫn cảm thấy đau.

- Bác sĩ sẽ làm gì nếu giai đoạn chuyển dạ quá lâu

Nếu giai đoạn chuyển dạ của mẹ diễn ra quá lâu và không có tiến triển khi đã áp dụng các phương pháp thì tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra các quyết định khác nhau. Nếu nước ối vỡ trong vòng 24 giờ  mà vẫn không thấy động tĩnh gì, bác sĩ sẽ chỉ định mổ trực tiếp. Nếu cổ tử cung đã mở hết mà phần đầu của thai nhi bị kẹt, bác sĩ sẽ hỗ trợ đỡ đẻ để thai nhi lọt qua ống sinh một cách thuận lợi. Nếu thai nhi gặp khó khăn vào thời điểm này, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ trực tiếp.

Đối với mẹ sinh mổ

- Mẹ bầu có phải nhập viện trước để mổ lấy thai không?

Câu trả lời là có, sinh mổ yêu cầu nhập viện trước một hoặc vài ngày. Bằng cách này, các bà mẹ sẽ có thời gian để hiểu về môi trường bệnh viện và nhân viên y tế, điều chỉnh tâm trạng và giảm bớt sự sợ hãi. Trước ca mổ, người mẹ được yêu cầu nhịn ăn trước ca mổ 8 tiếng. Trước khi tiến hành phẫu thuật, mẹ sẽ được xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…

hình ảnh

- Mẹ bầu được làm sạch vùng kín trước khi phẫu thuật không

Trong các ca mổ chủ động thì các sản phụ cũng có thể được cạo sạch vùng kín để làm sạch, giúp đảm bảo vệ sinh hơn nên các mẹ cũng đừng ngạc nhiên nhé. 

- Mẹ bầu cần làm gì trước khi phẫu thuật

Mẹ bầu cần nhịn ăn từ 6 – 8  tiếng trước khi phẫu thuật, nếu ăn phải thứ gì đó, sau khi tiêm thuốc mê rất dễ khiến mẹ bị nôn trớ, những cặn thức ăn này có khả năng đi vào khoang bụng và phổi trong phòng mổ dễ gây nhiễm trùng. Đây cũng là điểm khác nhau giữa mẹ bầu sinh thường và sinh mổ.

hình ảnh

Các bác sĩ luôn khuyên các thai phụ chọn sinh thường để mang đến cho con những điều tốt nhất, tuy nhiên tùy vào các trường hợp, các mẹ nên cân nhắc kỹ càng trước khi chọn sinh thường hay sinh mổ nhé.