Không có phương pháp nào là tuyệt đối trong việc nuôi dạy con cái, tuy nhiên khi gặp phải những đứa trẻ có tính hay nói chuyện tay đôi thì ba mẹ cũng cần có các bước để nuôi dạy con tốt hơn.

Trong mắt cha mẹ thì con cái luôn luôn là một báu vật để nâng niu, chiều chuộng. Thế nhưng bỗng nhiên một ngày nào đó, ba  mẹ nhận thấy có điều gì đó không ổn ở con như việc nói chuyện tay đôi, thậm chí là đảo mắt qua lại nếu như có điều gì đó không vừa ý. Trong những tình huống này, ba mẹ có thể áp dụng 7 bước dưới đây để vừa không làm tổn thương con trẻ, vừa xây dựng được mối quan hệ tốt hơn với con cái nhé.

1. Cố gắng hiểu vấn đề mà con đang gặp phải

Đôi lúc ba mẹ cũng nên đặt mình vào vị trí của bé nữa nhé, vì trong độ tuổi này, con cũng đang rất cố gắng để học cách kiểm soát hành vi của mình, chỉ là khi đối mặt với vấn đề con vẫn chưa biết cách để xử lý thôi. Thông thường khi một đứa trẻ cố gắng đôi co một vấn đề nào đó, nghĩa là chúng đang thể hiện sự tức giận, thất vọng, tổn thương hoặc sợ hãi.

Điều quan trọng lúc này là ba  mẹ đừng quên dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để nói chuyện với bé, để các con được tiếp thu những điều tích cực. Cố gắng hiểu những nhu cầu, ước mơ và điều con con mong muốn mỗi ngày, mỗi giai đoạn. Có thể con trẻ thích nghiên cứu vũ trụ nhưng  ba mẹ lại chưa bao giờ đưa chúng đến cung thiên văn.

hình ảnh

2. Hãy nói với con là ba mẹ biết con đang có chuyện buồn

Khi con đang trong  trái thái giận dữ, hãy nói con thật bình tĩnh để chia sẻ cho ba mẹ nghe những điều khiến con trở nên có thái độ như vậy. Trong trường hợp con bạn vẫn tiếp tục la hét, hãy cho con có thời gian suy nghĩ lại việc con nói chuyện tay đôi với ba mẹ là hoàn toàn sai hoặc dẫn con đến một khu vui chơi nào đó để con có thể chủ động chia sẻ nhiều hơn.

hình ảnh

3. Hãy nói với con rằng ba mẹ rất buồn và cảm thấy tổn thương vì hành của con

Ngay cả khi cọn đã thừa nhận những hành động như cãi tay đôi, đảo mắt là không tốt thì ba mẹ cũng vẫn nhắc nhở thêm và bày tỏ quan điểm không mong muốn điều này tái phạm lại lần thứ hai. Ba mẹ có thể đưa ra thêm một vài hình phạt như nếu như chuyện này vi phạm một lần nữa thì con sẽ bị cắt khung giờ xem tivi hoặc đi công viên vào cuối tuần. Trong trường hợp này, các con sẽ cân nhắc sự nghiêm trọng mà biết nghe lời hơn. Tuy nhiên ba mẹ cũng đừng quên áp dụng hình phạt này nếu con tiếp tục phạm lỗi nhé.

hình ảnh

4. Hãy cho con được bày tỏ ý kiến

Ba mẹ đừng quên điều quan trọng này nhé, hãy cho con được bày tỏ ý kiến. Tốt hơn hết là ba mẹ không được ngăn chặn hoặc cắt đứt cuộc nói chuyện khi con đang cố gắng giải thích những điều mình suy nghĩ. Khi ba mẹ thể hiện sự lắng nghe và thấu hiểu, con trẻ sẽ luôn nghĩ đến ba mẹ như một người bạn đồng hành để tin tưởng và chia sẻ.

hình ảnh

5. Cố gắng hiểu rằng trong tình huống nào con thường có thái độ như vậy

Con trẻ cũng thường có những căng thẳng và áp lực riêng của bản thân, ví dụ như hôm nay đi học bị bạn bè nói xấu, hoặc điểm kém… Đây là những nguyên nhân chính khiến con không thể kiểm soát được hành vi và lời nói của mình. Trong những trường hợp này, cha mẹ cũng nên thấu hiểu con, tránh tạo điều kiện cho những xung đột không hay xảy ra với con nhé.

6. Khen ngợi hành vi tốt

Bất kì ai cũng đều thích cảm giác được khen ngợi và con trẻ cũng không ngoại lệ. Nếu ba mẹ thấy con đã bắt đầu ngừng tranh cãi tay đôi lại và bày tỏ sự tôn trọng, lúc này ba mẹ đừng quên dành tặng cho con một cái ôm, một lời khen và lời cảm ơn dành cho các con. Nhưng bên cạnh đó, phải cho các con hiểu được rằng ba mẹ thân thiện với các con không có nghĩa là các con muốn gì cũng được nấy nhé.

hình ảnh

7. Hãy khuyên con không nên trả lời cộc lốc

Thật khó bình tĩnh khi nghe thấy con trả lời cộc lốc hoặc con nói chuyện tay đôi với ba mẹ, nhưng trong những tình huống này, ba mẹ phải thực sự kiềm chế cảm xúc để thể hiện sự tôn trọng dành cho con cái. Hãy chỉ cho con các lỗi sai và cho chúng cơ hội sửa chữa khi con dùng những từ ngữ cộc lốc không chủ vị như: “Khỏe, vâng, đúng, hãy cho con nghỉ ngơi, ở đây…”. Ba mẹ có thể ngồi xuống và nhìn vào thẳng đôi mắt của con để chúng hiểu rằng, đây là vấn đề cực kỳ quan trọng và ba mẹ không muốn con lặp lại thêm bất kỳ lần nào nữa.

hình ảnh

Thế đấy ba mẹ ạ, chăm sóc một đứa trẻ đã khó, nuôi dạy chúng còn khó hơn rất nhiều lần đúng không ạ? Tuy nhiên chỉ cần ba mẹ có cách xử lý thật khôn khéo và tâm lý thì bất kỳ một đứa trẻ có thói quen nói chuyện tay đôi nào cũng sẽ “tâm phục khẩu phục” cả thôi ạ.

Nguồn bài, nguồn hình: brightside