Trong thai kỳ có rất nhiều điều cấm kỵ nhưng đâu mới là những điều nên nghe theo?

Có những cấm kỵ không nên nghe theo, chẳng hạn bà bầu không được ăn ổi vì sẽ khiến con sinh ra bị ghẻ chốc hoặc ăn ốc thì sinh con bị chảy dãi, hay ăn cà thì con sẽ bị cà lăm… Đây là những điều bà bầu vẫn thường nghe nhưng không có cơ sở khoa học nào phân tích đúng sai. Vậy đâu mới là những điều cấm kỵ khoa học mà bà bầu cần nghe theo?

1. Ở giữa và cuối thai kỳ, nếu mẹ bầu không nằm nghiêng bên trái, thai nhi sẽ ngạt thở?

hình ảnh

Các bác sĩ khuyên mẹ nên nằm ngủ ở tư thế nghiêng bên trái khi thai bước vào giai đoạn giữa và cuối thai kỳ vì tĩnh mạch chủ dưới gần phía bên phải của cơ thể. Khi số tuần thai tăng lên, tử cung sẽ ngày càng lớn hơn. Nếu nằm sấp hoặc nghiêng bên phải, tử cung sẽ dễ bị chèn ép. Khi các tĩnh mạch ở phần dưới cơ thể không thể hoạt động trơn tru, nó có thể làm hạ huyết áp và tăng nhịp tim, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu của tử cung. Tuy nhiên, không thể kết luận thai nhi khó thở hay thai lưu là do nằm sai tư thế bởi điều đó còn do nhiều yếu tố khác quyết định.  

2. Không nên ăn thực phẩm sống khi mang thai?

Listeria là một loại vi khuẩn phổ biến trong thực phẩm chưa được chế biến kỹ. Nếu loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm và nước bị ô nhiễm, mẹ bầu có thể bị sốt, tiêu chảy hoặc gây sẩy thai, nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh. Do đó, không ăn uống thực phẩm chưa được chế biến kỹ là điều cấm kỵ khoa học trong thai kỳ. Nếu đồ ăn ở nhiệt độ phòng trong hơn nửa giờ, vi khuẩn đã có đủ thời gian để phát triển và sinh sôi. Do đó ngoài đồ tươi sống ra, cũng không nên ăn uống thực phẩm để qua bữa, qua ngày.

3. Nhà nuôi thú cưng khi mang thai dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm?

hình ảnh

Trong số các động vật, mèo là đối tượng dễ bị nhiễm Toxoplasma gondii nhất. Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh, Toxoplasma gondii có thể xâm chiếm hệ thần kinh trung ương của thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Tuy nhiên, cơ hội nhiễm Toxoplasma gondii do vật nuôi là rất thấp. Trừ khi thú cưng được nhận nuôi, hoặc mẹ mang thai thường tiếp xúc với mèo và chó đi lạc thì khả năng lây nhiễm sẽ cao hơn. Khi nuôi thú cưng cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, cho tiêm phòng đầy đủ, không ăn chung chỗ và tránh tiếp xúc với phân thú cưng.

4. Không thể tắm nước nóng khi mang bầu vì thai nhi sẽ bị dị tật?

Phụ nữ mang thai vẫn có thể tắm nước nóng, nhưng quan trọng là tắm cách nào, trong bao lâu và nhiệt độ nước như thế nào. Với bà bầu, không nên ngâm mình quá lâu trong nước ấm, nếu không nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Nếu quá cuồng chân, mẹ muốn tắm suối nóng thì nên nhờ người thân đưa đi, vịn đỡ vì nguy cơ té ngã ở những khu vực này là rất lớn.

5. Không thể nhuộm tóc hoặc trang điểm khi mang thai?

Hiện nay không có nghiên cứu nào cho thấy lượng chất hóa học được hấp thụ vào máu sau khi nhuộm tóc. Tuy nhiên, nếu thuốc nhuộm là hàng trôi nổi, không kiểm soát được chất lượng và lần nhuộm sử dụng thuốc mạnh thì việc hấp thụ lâu dài các tác nhân hóa học với nồng độ cao vẫn có thể gây hại cho cơ thể. Mỗi lần nhuộm nên cách nhau ít nhất 3 tháng. Không nên nhuộm tóc nhiều lần và cũng không nhuộm mạnh cùng lúc. Ngoài ra, nếu có vết thương trên da đầu, như mụn trứng cá, viêm nang lông thì cũng nên tránh. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai nhi dễ bị dị tật thì mẹ thương con, đừng nhuộm tóc vội.

Vậy với việc trang điểm thì như thế nào? Bầu vẫn phải đẹp và cần trang điểm khi đến nơi sang trọng nhưng nhớ sản phẩm dùng phải là hữu cơ, có nguồn gốc tự nhiên và chỉ thoa một lớp mỏng thôi nhé!

6. Tránh xa caffeine trong thai kỳ?

Sau khi mang thai, do quá trình chuyển hóa caffeine trong cơ thể chậm hơn, thời gian tác dụng của caffeine trong cơ thể bị kéo dài. Nếu tiêu thụ quá nhiều caffeine và tích lũy trong thời gian đủ dài nó có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Đây cũng một trong những điều cấm kỵ khoa học trong thai kỳ được bác sĩ ủng hộ.

Mỗi ngày không nên dùng quá 200 đến 300 mg caffeine mỗi ngày và cố gắng tránh uống sau buổi chiều, để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.