Việc sớm phát hiện dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu giúp can thiệp kịp thời để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc.

Người mẹ nào cũng cố gắng làm mọi điều để bảo vệ thai kỳ suôn sẻ nhưng có những biến chứng thai kỳ, “sự cố” ngoài mong muốn không thể lường trước. Một trong số đó là tình trạng thai ngoài tử cung. Nó có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là nguy tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy việc nhận biết sớm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu có thể giúp mẹ tránh được những hậu quả đáng tiếc.

10 cách giúp bà bầu tháng cuối ngủ ngon, tăng lượng máu, dinh dưỡng nuôi thai

Mang thai ngoài tử cung là gì?

hình ảnh

Ảnh minh họa: Internet. Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung cổ tử cung. Mũi tên đen chỉ tử cung

Thông thường trứng được thụ tinh gắn vào niêm mạc tử cung. Thai ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh phát triển bên ngoài tử cung của người phụ nữ.

Thai ngoài tử cung không thể phát triển bình thường. Trứng được thụ tinh không thể sống sót và mô phát triển có thể gây chảy máu đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

Dấu hiệu và triệu chứng thai ngoài tử cung

Hầu hết trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ. Mẹ thậm chí có thể không biết rằng mình đang mang thai và có thể không nhận thấy bất kỳ vấn đề. Dấu hiệu thai ngoài tử cung tháng đầu bao gồm:

1. Chảy máu âm đạo mức độ nhẹ và đau vùng chậu

2. Đau bụng và nôn

3. Chuột rút bụng

4. Đau một bên cơ thể

5. Chóng mặt hay yếu

6. Đau ở vai, cổ hoặc trực tràng

Mang thai ngoài tử cung có thể khiến ống dẫn trứng bị vỡ. Khi đó gây chảy nhiều máu bên trong bụng. Các triệu chứng khẩn cấp của tình trạng thai ngoài tử cung có thể đe dọa tính mạng bao gồm chóng mặt cực độ, ngất xỉu và sốc.

Điều trị thai ngoài tử cung

Vì trứng được thụ tinh không thể tồn tại bên ngoài tử cung, bác sĩ sẽ cần phải lấy nó ra để người mẹ không gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ sử dụng một trong hai phương pháp: Dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Thuốc: Nếu ống dẫn trứng không bị vỡ và thai không ở xa, bác sĩ có thể tiêm methotrexate để ngăn chặn các tế bào phát triển. Cơ thể sẽ hấp thụ bào thai này.

- Phẫu thuật: Trong các trường hợp khác, mẹ sẽ cần phẫu thuật. Phổ biến nhất là nội soi. Bác sĩ sẽ thực hiện những vết cắt rất nhỏ ở bụng dưới và chèn một ống mỏng, gọi là nội soi để bỏ thai ngoài tử cung. Nếu ống dẫn trứng bị hỏng, bác sĩ cũng có thể phải loại bỏ nó. Nếu mẹ bị chảy máu nhiều hoặc bác sĩ nghi ngờ rằng ống dẫn trứng bị vỡ, mẹ có thể cần phẫu thuật khẩn cấp với vết cắt lớn hơn. Khi đó được gọi là phẫu thuật nội soi.

Ai có nguy cơ mang thai ngoài tử cung?

Tỷ lệ mẹ mang thai ngoài tử cung tăng lên nếu:

- Tuổi mang thai từ 35 tuổi trở lên

- Tiền sử phẫu thuật vùng chậu, phẫu thuật bụng hoặc phá thai nhiều lần

- Tiền sử bệnh viêm vùng chậu (PID)

- Tiền sử lạc nội mạc tử cung

- Thụ thai xảy ra mặc dù thắt ống dẫn trứng hoặc dụng cụ tử cung (DCTC)

- Thụ thai nhờ thuốc hoặc thủ tục sinh sản

- Hút thuốc

- Tiền sử thai ngoài tử cung

- Tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) , chẳng hạn như lậu hoặc chlamydia

- Có bất thường về cấu trúc trong ống dẫn trứng khiến trứng khó di chuyển

Nếu có bất kỳ yếu tố nguy cơ nói trên, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ hoặc chuyên gia sinh sản sẽ có thể giúp mẹ giảm thiểu rủi ro cho việc mang thai ngoài tử cung trong tương lai.

Phòng ngừa thai ngoài tử cung

Không có cách nào để ngăn ngừa mang thai ngoài tử cung, nhưng việc tránh một số yếu tố rủi ro có thể giúp mẹ giảm thiểu rủi ro.

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lây qua đường tình dục và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu
  • Đừng hút thuốc khi bạn cố gắng mang thai

Tổng hợp: webmd, healthline