Đôi khi những thay đổi ở trẻ sơ sinh không phải là dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ lo lắng
Cho dù cuốn sách nuôi dạy con chi tiết đến đâu, không thể tránh khỏi những thiếu sót, chẳng hạn những thay đổi ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh mà là dấu hiệu cho thấy em bé vẫn đang phát triển tốt. Vì vậy khi nhiều bà mẹ mới làm quen với việc thực sự chăm sóc con, họ vẫn cảm thấy bối rối trước những dấu hiệu lạ của bé. Con như thế là thế nào, con khỏe hay ốm, tại sao trong sách không hề đề cập đến những dấu hiệu này, có nên đưa con đi bác sĩ không….
Top 3 loại cá bổ não cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi cải thiện chất xám rõ rệt
Khi chị Hiên mang thai, chị luôn tuân thủ nghiêm ngặt và khoa học cách ăn uống đi đúng, luôn kiểm tra định kỳ đúng hạn, ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và ăn nhiều bữa nhỏ hơn. Chị Hiên cũng tham khảo thật nhiều sách nuôi dạy bé sơ sinh. Với sự chuẩn bị hoàn hảo, chị sinh con khá nhẹ nhàng, chỉ tầm 10 giờ sau khi có cơn co đầu tiên. Sau 3 ngày nằm viện, mẹ và bé được trở về nhà.
Chị Hiên là một người mẹ cẩn thận. Trong vài ngày, chị phát hiện ra da của em bé bị bong tróc. Lúc đầu là ở trán. Sau đó, khuỷu tay và đầu gối dần dần bong ra. Người mẹ trẻ hơi bối rối, không biết có phải những đồ dùng chuẩn bị trước cho bé như khăn choàng, quần áo khiến em bé bị bệnh ngoài da hay không.
Khi hai vợ chồng chị Hiên đưa con đi khám, bác sĩ chỉ phẩy tay mà mà bảo rằng: Đây là điều rất bình thường đối với một em bé sơ sinh. Lúc này chị Hiên mới yên tâm hơn, sẵn dịp này, bác sĩ cũng nói cho người mẹ trẻ biết những thay đổi ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh, để nếu có gặp phải thì người mẹ cũng sẽ không lo lắng nữa. Đó là:
1. Da bong tróc
Tình trạng này chủ yếu xảy ra với những em bé dưới 1 tháng. Điều này là do em bé phát triển nhanh chóng và bong tróc xảy ra ở nhiều bộ phận của cơ thể. Hơn nữa làn da của bé đã được ngâm trong nước ối suốt 9 tháng 10 ngày. Mẹ không nên tự ý cạy da của bé ra bằng tay để tránh rách da và gây nhiễm trùng.
2. Có khối u ở ngực
Tình trạng này khiến nhiều mẹ lo lắng nhất vì em bé mới chào đời, sao lại có ngực như trẻ dậy thì. Thực ra các khối u là do thai nhi bị ảnh hưởng bởi hormone của người mẹ khi còn nằm trong bụng mẹ. Các thành viên trong gia đình không nên có nặn những khối u này của em bé, nếu không, nó sẽ dễ dẫn đến viêm vú, có thể gây ra bệnh. Khối u vú bình thường biến mất trong khoảng một tháng.
3. Bé gái sẽ thấy đỏ trên tã trong vòng một tuần
Tình trạng này là do estrogen xâm nhập vào cơ thể của em bé sau khi người mẹ mang thai và hormone bị gián đoạn sau khi sinh. Tình trạng này sẽ biến mất trong khoảng hai ngày, vì vậy bé gái phải được giữ sạch sẽ.
4. Tay chân run rẩy
Điều này được gây ra bởi sự phát triển không hoàn hảo của hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh và khả năng tự kiểm soát không đủ. Đây là một phản ứng sinh lý bình thường của một đứa trẻ sơ sinh.
5. Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ không ổn định
Điều này là do sự điều hòa nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn hảo và nhiệt độ cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Nhiệt độ cơ thể cao nhất có thể đạt tới 38 độ. Dễ dàng nghĩ rằng bé bị sốt. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng một tuần.
6. Hơi thở hổn hển như hụt hơi
Cổ họng bé lúc này tương đối mềm và dễ bị biến dạng, và những tiếng động lạ sẽ phát ra khi không khí đi qua. Đây cũng là một hiện tượng bình thường. Khi bé lớn lên, hơi thở của bé sẽ trở nên đều đặn hơn
Đây là những thay đổi ở trẻ sơ sinh hoàn toàn bình thường, không phải là bệnh. Vì vậy các bà mẹ không cần phải hoảng sợ quá nhiều. Nếu bạn thực sự không thoải mái, bạn có thể đến bệnh viện và hỏi bác sĩ cho yên tâm.
Bài và ảnh tổng hợp từ Sohu