Lớp sáp trắng trên cơ thể bé sơ sinh không chỉ giúp trẻ thích nghi với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ mà còn bảo vệ con khỏi bệnh tật trong quá trình sinh thường.
Em tuy là sinh viên nheo nhẻo nhưng chớp mắt đã có kinh nghiệm 4 năm nuôi bà đẻ. Hai bà chị thay phiên nhau đẻ. Mà mẹ em ở tít ngoài quê, cách TP.HCM cả ngàn cây số nên em là người “hưởng soái”. Người ta bảo giàu con út khó con út là vậy.
10 cách chăm sóc bé sơ sinh chuẩn khoa học dành cho những ai lần đầu làm mẹ
Em còn nhớ lần đầu tiên chăm bà đẻ cách đây 4 năm, khi mới chập chững là sinh viên năm nhất. Năm đó chị hai em đẻ con trai, Chồng chị em đi xuất khẩu lao động bên Nhật nên chị ở nhà chỉ có một mình. Em “ở ké” sẵn lúc chị đẻ thì chăm luôn. Nhớ lại lần đó mà không khỏi buồn cười. Em chả biết phải ẵm cháu như thế nào, tay chân cứ lóng nga lóng ngóng, chỉ sợ đánh rơi cháu. Mấy dì, mấy bác kế bên phải chỉ tới chỉ lui em mới bế quen thằng bé. Mà công nhận con nít mới đẻ xấu thiệt các chị. Em nhìn cháu em mà choáng luôn, lúc đó thất vọng tràn trề. Da nó nhăn nheo, đầu móp méo, mắt thì nhắm tịt, toàn thân phủ một lớp sáp trắng. Sau này em mới biết đứa trẻ nào phủ nhiều lớp sáp trắng này là khỏe lắm đấy.
Có 5 điều về lớp sáp trắng mẹ cần biết để yên tâm rằng con sinh ra khỏe mạnh bình thường và tránh chà sạch lớp sáp trắng ngay sau khi con chào đời vì có thể làm tổn thương con nha mẹ..
Cấu tạo của lớp sáp trắng
Lớp sáp trắng hay còn là “chất gây” có thành phần chủ yếu gồm nước (chiếm khoảng 80%), chất béo, protein cùng các chất hỗ trợ cho hệ miễn dịch. Nó xuất hiện từ tuần thứ 18 của thai kỳ và bám dính trên người bé cho đến lúc chào đời.
Nguồn ảnh: baby-grower
Chất gây thường có màu trắng kem và được cho là tạo ra mùi thơm đặc trưng của em bé sơ sinh. Nếu màu sắc của nó khác thường thì mẹ cẩn thận vì có thể liên quan đến bệnh tan máu bẩm sinh hay gặp một số vấn đề trong thai kỳ.
Lớp sáp trắng bảo vệ bé trong quá trình sinh thường
Vào thời điểm chui qua âm đạo của mẹ, sức đề kháng của bé rất yếu nên dễ bị nhiễm trùng Nguyên nhân là ngả sinh thường đôi khi chứa các loại vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể bé. May mắn lớp sáp trắng không chỉ chứa các chất chống lại vi khuẩn và mầm bệnh mà còn là chất bôi trơn giúp quá trình sinh thường diễn ra thuận lợi, hạn chế tổn thương cho bé.
Bảo vệ da bé
Trong bào thai, lớp sáp trắng giống như một chiếc áo “chống thấm” bảo vệ các tế bào da của bé. Làn da em bé sau sinh thường rất mỏng, ít lớp bảo vệ, ít tiết mồ hôi và chất nhờn. Do vậy da bé dễ mất độ ẩm và khô. Lớp sáp trắng chính là loại “kem dưỡng da” giúp ngăn chặn sự mất nước, bảo vệ làn da mỏng manh của bé.
Nguồn ảnh: dailynation
Giúp bé thích nghi với môi trường
Ngay khi ra đời, bé phải trải qua sự thay đổi nhiệt độ từ môi trường ấm áp của tử cung sang môi trường bên ngoài cơ thể mẹ. Lúc này, lớp sáp trắng không chỉ giúp giữ ẩm mà còn duy trì nhiệt độ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Thêm nữa, lớp sáp trắng còn chứa vitamin E – chất chống oxy hóa tự nhiên giúp bé thích ứng với những căng thẳng khi chào đời.
Thời điểm cần tắm để loại bỏ lớp sáp trắng
Sau sinh 24 - 48 giờ, khi lớp sáp trắng đã giúp bé thích nghi với môi trường bên ngoài, bé sẽ được tắm để loại bỏ hoàn toàn chất gây. Đây là thời điểm cần thiết vì lúc này lớp sáp trắng nếu không được làm sạch lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.