Thai yếu hay chậm phát triển có thể được phát hiện qua thăm khám định kỳ. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể nhận biết điều này nhờ một số dấu hiệu trong thai kỳ.

Để biết sự phát triển của thai nhi trong tử cung, bác sĩ thường căn cứ vào nhiều yếu tố như nhịp tim thai, bề cao tử cung, mức hCG (hCG là một loại nội tiết tố do nhau thai sản xuất trong lúc mang thai)...

4 thói quen xấu của bà bầu khi đi ngủ khiến thai nhi gặp họa

hình ảnh

Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể theo dõi sức khỏe của em bé trong bụng tại nhà nhờ các biểu hiện trong thai kỳ. Nếu thấy có 5 dấu hiệu sau thì mẹ cần thăm khám ngày để biết có phải thai yếu hay không.

1. Ngừng ốm nghén đột ngột

Hiện tượng nghén ở tam cá nguyệt đầu tiên là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nghén tuy mang lại cảm giác khó chịu nhưng chứng tỏ thai nhi đang phát triển tốt trong bụng mẹ. Khi bà bầu trong 3 tháng đầu đang nghén nhiều bỗng đột ngột hết nghén, đôi khi có các dấu hiệu đau bụng, ra máu kèm theo thì cần đi khám ngay vì có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm.

2. Tiết dịch âm đạo khi mang thai

Trong thai kỳ, do nội tiết tố thay đổi nên cơ thể mẹ tăng tiết dịch âm đạo. Thường thì dịch này sẽ có màu trong suốt hoặc trắng ngà và không kèm theo mùi hôi. Nhưng nếu thai phụ nhận thấy dịch âm đạo tiết ra màu vàng, hơi ngả xanh kèm theo mùi hôi thì phải đi khám ngay. Dịch tiết âm đạo bất thường có thể do viêm cổ tử cung, rất dễ làm thai yếu hoặc thậm chí sẩy thai.

3. Đau lưng dữ dội

Bào thai lớn dần sẽ tạo ra lực trên vùng cột sống và lưng dưới khiến thai phụ hay cảm thấy đau lưng. Cảm giác này trở nên tồi tệ hơn ở những mẹ bầu mang đa thai. Nếu cơn đau bắt nguồn từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng thì đây có thể là dấu hiệu thai yếu hoặc em bé trong bụng đang gặp nguy hiểm. Trong trường hợp này, mẹ hãy đi khám ngay nhé.

hình ảnh

4. Chuột rút quá mức

Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng phổ biến ở các mẹ bầu nhất là từ tháng thứ ba của thai kỳ; thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng do các cơ co thắt đột ngột, khiến các bộ phận này đau nhức, không thể cử động.

Có nhiều nguyên gây ra hiện tượng chuột rút như mẹ thiếu canxi hay cơ thể bị rối loạn điện giải do mất nước...

Bác sĩ cảnh báo nếu thai phụ bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, sốt, đau dữ đội ở phần bị đau, hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.

5. Chảy máu

Ở những tuần đầu thai kỳ, mẹ có thể thấy xuất hiện vài đốm máu. Đây được xem là điều bình thường và được gọi là máu báo thai. Nhưng mẹ nên đi thăm khám để chắc chắn thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh. Vì chảy máu khi mang thai tiềm ẩn nguy cơ thai yếu, sảy thai...

Nhưng mẹ lưu ý nếu cơn đau bắt nguồn từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng thì đây có thể là dấu hiệu thai yếu hoặc em bé đang gặp vấn đề. Mẹ đừng chần chừ, hãy đến bệnh viện ngay.