Bụng bầu của mẹ sẽ rất lớn khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là quãng thời gian thai nhi sẽ phát triển với tốc độ chóng mặt, vì vậy mẹ nhớ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi nhiều hơn để hai mẹ con thật khỏe mạnh chuẩn bị cho một cuộc vượt cạn đầy gian khổ phía trước nhé.


Những tháng cuối cùng của thai kỳ, mẹ phải thật cẩn trọng nếu thấy bất cứ hiện tượng nào bất thường, bởi đó rất có thể là cách thai nhi đang kêu cứu trong bụng đó.


Nếu mẹ thấy cơ thể mình có những dấu hiệu sau thì hãy đến gặp ngay bác sĩ đi ạ.


Đau bụng kèm theo buồn nôn và sốt


Mẹ bầu vào những tháng cuối thai kỳ sẽ thường xuyên phải trải qua những cơn đau bụng nhẹ vì sự mở rộng của tử cung sẽ gây ra áp lực với vùng bụng dưới. Khi mẹ ngồi xuống hoặc đứng lên sẽ cảm thấy đau nhiều hơn. Đây là một hiện tượng khá bình thường trong thai kỳ.


Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy những cơn đau ngày càng nhiều hay đi kèm với một số triệu chứng khác như: buồn nôn, sốt thì đừng chủ quan nhé. Đó có thể là một dấu hiệu chứng tỏ con yêu trong bụng đang không được khỏe đâu ạ. Mẹ hãy ngay lập tức đến gặp các bác sĩ để được kiểm tra và được tư vấn để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con nhé.


Mẹ bị co thắt tử cung liên tục


Những cơn co thắt tử cung sẽ xuất hiện từ tháng thứ 7 trở đi. Nếu mẹ thấy đó chỉ là những cơn co nhẹ, không đau đớn gì là chuyện bình thường. Còn nếu mẹ bầu thấy dấu hiệu những cơn co thắt tử cung lâu đến 40 giây và kèm theo triệu chứng đau lưng và thấy tử cung có xu thế mở ra thì có thể là dấu hiệu bạn đẻ non, mẹ bầu phải đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn hiệu quả nhất.


Chóng mặt, tụt huyết áp nghiêm trọng


Mẹ bầu dễ bị chóng mặt, tụt huyết áp nhiều hơn so với người bình thường, đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống. Hiện tượng này xảy ra là vì máu lưu thông không kịp. Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, khi trọng lượng của tử cung tăng lên rất nhiều nên sẽ gây áp lực lớn cho tĩnh mặt khiến mẹ bầu càng cảm thấy khó chịu hơn.


Đây là hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, nó cũng sẽ gây rất nhiều khó chịu, mệt mỏi cho mẹ bầu. Vì vậy, mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn hiệu quả nhất.


Mẹ cũng lưu ý một điều rằng: để giảm thiểu tình trạng này, khi thấy có những biểu hiện như trên, mẹ bầu nên thay đổi tư thế nằm hoặc hạn chế sự đứng lên ngồi xuống đột ngột để giảm thiểu áp lực tới tử cung.


Đi tiểu không tự chủ


Bàng quang của mẹ khi mang thai phải chịu áp lực rất lớn nên dễ khiến mẹ đi tiểu rất nhiều. Tuy nhiên, nếu nó diễn ra với tần suất quá nhiều, nước tiểu bị rò rỉ không kiểm soát được thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Mẹ đừng chủ quan nếu nhé.


Khó thở, tức ngực


Em bé trong bụng gây ra những áp lực rất lớn đến cơ thể mẹ. Và các chị bầu sẽ thường xuyên cảm thấy bị khó thở, tức ngực hơn. Lời khuyên của các chuyên gia là mẹ hãy tập động tác hít sâu và thở từ từ ra để giúp thai nhi được cung cấp đủ oxy. Ngoài ra, mẹ hãy nhớ phải luôn duy trì một tâm trạng vui vẻ, thoải mái.


Trong trường hợp mẹ có cảm giác khó thở tức ngực đi kèm với phù nề nghiêm trọng thì cần phải đi khám bác sĩ ngay.



Hình chỉ mang tính chất minh họa.



Một số bài viết hấp dẫn khác:


SỐC: Bé trai tụt quần, làm "CHUYỆN NGƯỜI LỚN" với bạn 4 tuổi ngay tại trường mầm non. Cha mẹ vô tình hại con mà không biết


90% thai nhi không bao giờ dính DỊ TẬT nếu mẹ bầu biết uống sữa đúng cách thế này


Cười rớt hàm với 101 kiểu ti mẹ, mình thích thì mình vạch vú mẹ thôi


Truyện cổ tích hay cho bé: