Tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần 20 trở đi. Bệnh nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng  nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Bà bầu uống trà hoa đậu biếc phát triển não bộ thai nhi, ngừa tiểu đường thai kỳ, dưỡng nhan giữ dáng

Thai phụ thuộc các nhóm đối tượng sau thường tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ: gia đình có người mắc tiểu đường týp 2, thừa cân béo phì trước mang thai, mang thai khi đã lớn tuổi (ngoài 30), đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.

Tiểu đường thai kỳ là nỗi lo ngại của nhiều thai phụ. Với mẹ, bệnh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho như tăng huyết áp, sinh non, sảy thai, thai lưu, nhiễm khuẩn niệu... Em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường phải đối mặt với các rủi ro như thai to quá mức, hội chứng nguy kịch hô hấp ở trẻ sơ sinh, vàng da sơ sinh; khi lớn lên trẻ dễ bị béo phì, tiểu đường týp 2, rối loạn tâm thần - vận động…

Dưới  đây là 5 dấu hiệu cho thấy mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ.

1. Đi tiểu nhiều, ăn nhiều, khô miệng, khát nước

Khi mang thai, mẹ thường đi tiểu nhiều do áp lực của thai nhi lên bàng quang và sự gia tăng của hóc-môn hCG. Vậy nên mẹ bầu thường không nhận ra đây cũng là một trong những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Mẹ lưu ý nếu thấy tiểu nhiều kèm thêm với các dấu hiệu sau như khô miệng, khát nước, tăng cân nhiều (hơn 20kg), ăn không kiểm soát thì cần nghi ngờ đã mắc tiểu đường thai kỳ.

hình ảnhẢnh minh họa. Nguồn ảnh: hindiparenting

Sở dĩ các mẹ bị tiểu đường thai kỳ lúc nào cũng thấy đói và thèm ăn liên tục là do insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết glucose thành năng lượng nuôi cơ thể. Khi cơ thể thiếu năng lượng, nó sẽ liên tục gửi “tín hiệu” đói cho não, khiến mẹ ăn hoài mà vẫn thèm ăn.

Mặt khác, việc đi tiểu nhiều lần do lượng đường trong máu cao sẽ khiến cơ thể mẹ bị mất nước và cần bổ sung thêm nước, vậy nên mẹ luôn thấy khát.

2. Mẹ bầu bị đa ối

Thường khoảng 10% thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sẽ gặp tình trạng đa ối. Lượng ối ở bào thai khoảng 1 lít ở tuần 37 và giảm dần 500ml ở tuần 40. Nếu lượng ối tăng lên 2 lít thì được chẩn đoán là đa ối. 

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đa ối là do lượng đường trong máu mẹ cao, lượng đường trong máu thai nhi cao, bé sẽ tiểu nhiều hơn làm cho lượng nước ối tăng. Đa ối có thể gây dị tật thai nhi, sinh non, sinh ngôi mông, bong nhau thai, sa dây rốn...

3. Thai to quá mức

Hiện tượng thai tăng trưởng quá mức là hậu quả của tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai. Lượng glucose này đã kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển.

hình ảnhẢnh minh họa. Nguồn: health.aeonsource

Thai nhi quá lớn sẽ khiến mẹ dễ mất sức do kéo dài thời gian chuyển dạ, khó sinh, thường phải mổ lấy thai, em bé có thể bị co giật...

4. Vùng tam giác bị nhiễm trùng

Lượng đường trong cơ thể tăng cao khiến những vi khuẩn và các loại nấm men ở vùng dưới có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, mẹ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa với các dấu hiệu như ngứa ngáy, tiểu buốt, dịch tiết có mùi hôi…

5. Mắt mờ trong thời gian ngắn

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: parent

Thỉnh thoảng mẹ có thể thấy mắt mờ trong thời gian ngắn do lượng đường trong máu tăng đột ngột, cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi này. Mắt sẽ trở lại bình thường khi cơ thể thích nghi.