Con rất thông minh nhưng lại chậm nói, vấn đề có thể nằm ở ba mẹ như cách sinh hoạt của gia đình, cách giao tiếp với con, cách dạy con nói…
Các mẹ thân mến, có bao giờ các mẹ chăm con gặp tình trạng như em không, khi mà con rõ ràng qua tuổi nói mà chỉ bập bõm được vài từ như ba, mẹ, mum… Trong khi đó, trẻ 2 tuổi nhà bên đã biết nói những câu ngắn có nghĩa, nhiều hơn 3 từ, nghe mà thấy ham.
Bé phát triển khỏe mạnh và rất thông minh nhưng chỉ khoản tập nói là mãi không thấy con tiến bộ. Tuy nhiên, nhiều người bảo em lo lắng hơi nhiều bởi con chậm nói hơn bình thường một chút có thể do con lười nói.
Tìm hiểu thông tin thì em thấy có thể gia đình em gặp phải vài vấn đề từ ba mẹ khiến con chậm nói hơn bình thường.
5 món ăn vào buổi sáng làm suy giảm IQ, tổn hại sức khỏe con nhỏ
Cho trẻ nghịch điện thoại quá sớm
Ba mẹ vô tình cho con dùng điện thoại quá sớm và thấy con biết cách dùng lại khen con thật thông minh. Tuy nhiên, trẻ không thể giao tiếp trực tiếp cùng điện thoại, trẻ chỉ có thể nhận đầu vào một chiều mà không có sự tương tác lại.
Thời gian chăm chăm nghịch điện thoại, nhìn màn hình quá lâu có thể khiến trẻ trở nên trầm tính, ít giao tiếp và cản trở sự phát triển ngôn ngữ. Bên cạnh đó, ngôn ngữ trên điện thoại và ngôn ngữ ba mẹ dạy không đồng nhất, có thể gây rối loạn ngôn ngữ khi trẻ tiếp thu.
Cho trẻ tiếp xúc quá sớm và quá nhiều có thể khiến con chậm nói. Ảnh: Internet
Đoán ý trẻ trước khi trẻ kịp nói
Một trong những vấn đề khiến con chậm nó đó là do “ba mẹ quá hiểu con”, nghe thì có vẻ hơi ngược nhưng lại đúng. Khi mà bé vừa có những hành động nhất định, con không cần lên tiếng, ba mẹ đã lập tức đoán ý và cứ thế, trẻ nghĩ rằng mình không cần lên tiếng hay nói gì vẫn rất ổn.
Ví dụ bé chỉ cần đưa tay ra là đã có người chạy đến bế, thậm chí con không cần ê a để đánh động sự chú ý. Dần dần, bé sẽ trở nên lười biếng dùng âm thanh để giao tiếp và chậm hơn trong việc tập nói.
Thức ăn dặm quá nhuyễn
Người lớn luôn lo lắng thức ăn trẻ ăn quá cứng, dễ nghẹn, không có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thu nên thường sẽ chế biến thức ăn mềm nhuyễn để trẻ dễ nuốt trôi. Nhưng với cách này, chức năng nhai của bé sẽ không được thực hiện tốt.
Bé không chỉ lười nhai thức ăn mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển cơ miệng ở mức độ nhất định. Cơ miệng không phát triển tốt sẽ ảnh hưởng đến việc tập nói, cách tạo khẩu hình miệng… dẫn đến nói muộn và phát âm không chính xác.
Ba mẹ thiếu giao tiếp cùng con
Việc ba mẹ không giao tiếp khiến con chậm nói cũng là vấn đề hay gặp trong các gia đình bận rộn. Trẻ sinh ra không biết nói vì thế trẻ cần được dạy và được nói chuyện cùng mọi người nhiều hơn để luyện cách phát âm, phát triển tư duy ngôn ngữ và vốn từ.
Ba mẹ ít nói chuyện hoặc khiến trẻ thấy khó khăn khi giao tiếp cùng cũng là một nguyên nhân khiến con chậm nói
Bất kể trẻ có thể hiểu hoặc phản ứng lại khi ba mẹ trò chuyện cùng trẻ không, ba mẹ cũng nên nói chuyện với trẻ nhiều hơn để cung cấp thông tin về ngôn ngữ cho con. Miễn là trẻ đang nỗ lực tạo ra âm thanh có cường độ, âm sắc và chất lượng âm thanh khác nhau dù nó vô nghĩa, điều đó vẫn chứng tỏ là trẻ đã sẵn sàng nói.
Ba mẹ lúc này càng cần đáp lại với con dù trẻ chỉ ê a, mục đích là để trẻ cảm thấy trẻ thực sự đang được nói chuyện cùng ba mẹ, điều này có thể kích thích mong muốn giao tiếp của trẻ và trẻ sẽ học nói nhanh hơn.
Ba mẹ mắc sai lầm khiến con chậm nói thì cần chấn chỉnh lại ngay, khắc phục những chỗ sai để bắt đầu lại cho con bài học bi bô. Dành thời gian cho con, dạy con những bài học đầu đời như tập nói thực sự rất quan trọng, ba mẹ đừng lơ là mà bỏ qua để con thiệt thòi.
Theo QQ